I.Nhìn lại tuần giao dịch từ 20/04 đến 24/04/2020
1/ Tự doanh và Khối ngoại:
- Tự doanh CTCK bán ròng tuần thứ 5 liên tiếp, giá trị bán 307 tỷ (tổng 5 tuần bán hơn 2,300 tỷ)
- NĐT NN, tiếp tục bán ròng tuần thứ 13 liên tiếp, với giá trị bán 1,527 tỷ trên HOSE và 106 tỷ trên HNX.
+ Như vậy, trong tháng 4/2020, NN đã bán 4,789 tỷ trên HOSE và 371 tỷ trên HNX.
+ Trong Quý 1/2020, NN cũng đã bán 8.714 tỷ trên HOSE và 1.159 tỷ trên HXN.
2/ Quỹ ETFs: (2 quỹ năng động nhất tại TTCK Việt Nam)
2.1- Quỹ VNM ETF (VanEck Vectors)
- Số ccq: 24.15tr CCQ, không thay đổi ccq so với tuần trước (chấm dứt chuỗi rút ròng nhiều tuần liên tiếp từ T3.2020)
- NAV của Quỹ đang ở mức 300,6 M$ (-0.56% wow) (NAV đã giảm từ khoảng 440 M$ lúc đầu năm 2020)
2.2- E1VFVN30 (Quỹ ETF VN30)
- Số ccq: 445.3 tr CCQ (-300K ccq), điều tích cực là trong 2 phiên đầu tuần Quỹ phát hành thêm 5.6tr ccq, nhưng 2 phiên cuối tuần bị rút 5.9tr. Đây đã là tuần thứ 7 liên tiếp bị rút ccq (-40 tr ccq)
- NAV của quỹ 5,369 tỷ xấp xỉ 231 M$ (-1.45% wow)
3/ TTCK Thế giới:
– CK Mỹ:
-
- DowJones: giảm 1.93%
- SP500 (G-SPX): giảm 1.32%
- Nasdaq (G-IXIC): giảm 0.18%
– EU Stock
-
- FTSE 100 (G-FTSE – London) -0.6%
- CAC 40 (G-FCHI – French) -2.35%
- DAX (G-GDAXI – German) -2.73%
– Asia stock
-
- Nikkei (G-N225) -3.19%.
- Shanghai Composite (G-SSEC) -1.06%
- Hang Seng (HK G-HSI) -2.25%.
4/ VNINDEX
- VNI kết thúc chuỗi 3 tuần hồi phục liên tiếp với mức giảm 1.64%; -12.94 điểm.
- VNI đang chịp áp lực điều chỉnh do động tác chốt lời sau một đoạn tăng mạnh (hơn 20%) từ đáy và VNI đang tiến sát kháng cự 800 điểm.
- VNI vẫn đang bị kháng cự mạnh quanh 780-800 điểm.
Theo hướng tiếp cận của Oneil
- xu hướng tăng vẫn đang được xác nhận (phiên ngày 6/4 được xem là một ngày bùng nổ theo đà (Index tăng 4.98%)
- hiện tại chỉ có 2 phiên phân phối trên VNI.
Theo nguyên tắc CANSLIM, khi mới có hai ngày phân phối chúng ta về cơ bản chưa làm gì cả. Xu hướng thị trường vẫn là tăng giá.
II. Các sự kiện tài chính quốc tế đang chú ý tuần 27.04-30.04.2020
1/ Cuộc họp của FED
- Đây là cuộc họp định kỳ của FED và sẽ diễn ra vào thứ 3,4.
- Tính chất quan trọng của cuộc họp đã giảm bớt do những chính sách chính (giảm lãi suất, mua trái phiếu, tung các gói kích thích kinh tế) đã được đưa ra trong các cuộc họp đột xuất vào tháng 3.
- Tuy vậy, NĐT vẫn chờ đợi những thông tin chi tiết hơn về các chương trình hỗ trợ và những chỉ dẫn (đánh giá) của FED về mức độ suy thoái và triển vọng phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.
2/ Cuộc họp của ECB (NHTW Châu Âu)
- sẽ quyết định mức độ của gói kích thích tài chính hỗ nền kinh tế của lục địa già.
- trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Châu Âu vẫn chưa thống nhất được chính sách tài khoá để hỗ trợ nền kinh tế do tác động của đại dịch.
3/ Dữ liệu kinh tế Mỹ (GDP, dữ liệu thất nghiệp)
- GDP Quý 1 của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này, với việc đóng cửa nền kinh tế vào tháng 3,
- Dữ liệu về thất nghiệp (đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần) sẽ tiếp tục được công bố là số liệu rất đáng để quan tâm (trong tuần trước, đã có 26tr người đã mất việc do đại dịch Covid và đánh mất thành quả việc làm của hơn 1 thập kỷ qua).
4/ Dữ liệu kinh tế của Euro Zone
- Bao gồm dữ liệu GDP Quý 1, thất nghiệp, lạm phát
- NĐT đang chờ đợi sự sụt giảm trong GDP lớn đến bao nhiêu, khi nền kinh tế khu vực này đã đóng cửa từ giữa tháng 3.
5/ Sự “hỗn loạn” trên thị trường năng lượng (giá dầu) có tiếp diễn?
Lần đầu tiên trong lịch sử chứng kiến mức giá âm (âm gần 37$) trên HĐTL dầu WTI giao tháng 5 khi đến ngày đáo hạn trong bối cảnh:
- Tình trạng hết kho chứa
- Các nhà xuất khẩu dầu (OPEC+) vẫn chưa thống nhất và chưa cắt giảm sản lượng đủ mạnh.
- Nhu cầu dầu trên toàn thế giới vẫn đang bị giới hạn, bởi tình trạng suy thoái kinh tế do Covid.
Diễn biến giá dầu tiếp tục đáng chờ đợi trong tuần này.
(theo Investing.com)