(HSC Research) Kinh tế vĩ mô: Điều chỉnh giảm dự báo kim ngạch thương mại năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Đim nhn chính:

Chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo kim ngạch thương mại năm 2020 với kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 1%  và kim ngạch nhập khẩu tăng 1,8%; so với mức tăng lần lượt là 8,4% và 6,8% trong năm 2019. Theo đó hiện chúng tôi dự báo thặng dư thương mại năm 2020 đạt 9,2 tỷ USD; giảm 7,3 tỷ USD so với dự báo trước đây và thấp hơn mức 11,12 tỷ USD vào năm 2019. Trong khi đó chúng tôi dự báo kim ngạch thương mại của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trở lại trong năm 2021 với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 8% và kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng 8,5%.
– Dự báo điều chỉnh của chúng tôi dựa trên những nhân tố gồm ảnh hưởng của dịch Covid-19, cuộc khủng hoảng toàn cầu kéo theo sau dịch bệnh và một chút tác động tích cực từ Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA).

Kịch bản cơ sở của chúng tôi là dịch Covid-19 tại Việt Nam sẽ được khống chế vào cuối Q2/2020 và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới sẽ từ 0% đến -2% trong năm 2020 (dựa trên dự báo chung trên thị trường).

– Hoạt động thương mại của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trong 6 tháng đầu năm nhưng có thể hồi phục dần từ Q3 và hồi phục mạnh trong Q4.

 

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 chia làm 2 giai đoạn. Dựa trên phân tích sự lây lan toàn cầu của dịch Covid-19, ảnh hưởng đối với hoạt động thương mại của Việt Nam có thể chia làm 2 giai đoạn.
Trung Quốc và các thị trường ASEAN chịu ảnh hưởng trước so với khu vực EU và Mỹ. Trong Q1/2020, dịch Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng nhập khẩu của Việt Nam, chủ yếu từ thị trường Trung Quốc và ASEAN; theo đó một số mặt hàng xuất khẩu cũng đã chịu ảnh hưởng ở mức vừa phải. Cụ thể, trong Q1/2020, tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã giảm tốc xuống còn 3,7% so với cùng kỳ trong khi tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng tốc lên mức 7,5% so với cùng kỳ.

– Nhu cầu của thế giới sẽ giảm mạnh trong 3-6 tháng tới. Dịch Covid-19 đã lây lan ra toàn cầu vào tháng 3, ảnh hưởng đến những thị trường chủ chốt của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và EU. Rõ ràng dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu thế giới và kim ngạch thương mại của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng rõ rệt từ tháng 4 (những dấu hiệu ảnh hưởng ban đầu đã thể hiện vào cuối tháng 3) và trong hầu hết Q2/2020. Tuy nhiên trong kịch bản cơ sở chúng tôi kỳ vọng hoạt động thương mại sẽ hồi phục từ Q3/2020.

 

Các thị trường chính của Việt Nam:
– Trung Quốc thị trường chủ chốt – đã qua đỉnh dịch, kỳ vọng sẽ sớm hồi phục. Chúng tôi dự báo thương mại với Trung Quốc năm 2020 với kim ngạch xuất khẩu tăng 1% (năm 2019 chỉ tăng 0,1%) và kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh 3% (năm ngoái tăng 15,2%). Trong đó, chúng tôi tin rằng nhu cầu đối với mặt hàng nông sản và các hàng hóa tiêu dùng khác dự kiến sẽ hồi phục trước khả năng thiếu hụt nguồn cung gây ra do đại dịch tại Trung Quốc. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất của Việt Nam từ Trung Quốc nhiều khả năng sẽ hồi phục trong Q3 và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thế giới.

– Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn đang vật lộn với dịch bệnh. Chúng tôi ước tính kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ giảm 2% so với mức tăng trưởng 29,1% trong năm 2019. Nền kinh tế Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong Q2 và Q3; có khả năng hồi phục vào Q4. Hiện cứ 10 người Mỹ có 1 người thất nghiệp nên các gói kích thích kinh tế sẽ có vai trò rất quan trọng. Việt Nam hiện không còn được coi là nước đang phát triển (không còn được hưởng ưu đãi thuế) và phải thận trọng trước việc bị chính phủ Mỹ đưa vào danh sách giám sát hành vi thao túng tiền tệ.

– EU – suy giảm kinh tế sẽ thể hiện rõ trong năm 2020 nhưng Việt Nam sẽ nhận được một chút ảnh hưởng tích cực từ EVFTA. Chúng tôi dự báo kim ngạch thương mại cả năm với EU nhiều khả năng sẽ không khả quan. Chúng tôi dự báo kim ngạch xuất khẩu giảm 1% và kim ngạch nhập khẩu tăng nhẹ 0,5%. Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2020 ước tính có thể đóng góp khiêm tốn vào kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 với mức đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu là 0,9% và nhập khẩu là 0,4%.

Xem toàn bộ báo cáo!

Nguồn: HSC Research

 

Trả lời