Cập nhật ngành Vật liệu – Kim loại công nghiệp: Các biện pháp phòng vệ thương mại ở các thị trường xuất khẩu sẽ có tác động nhưng không quá nghiêm trọng đến các doanh nghiệp thép

  • Gần đây, đã có một số cuộc điều tra gần đây về việc bán phá giá đối với các sản phẩm thép của Việt Nam, đặc biệt là HRC xuất khẩu sang thị trường EU và Ấn Độ.
  • Việc EU có ý định điều tra HRC nhập khẩu từ Việt Nam có thể có tác động nhỏ đến Formosa (FMS) và HPG, trong khi cuộc điều tra của Ấn Độ sẽ có tác động không đáng kể do lượng HRC Việt Nam xuất khẩu vào quốc gia này không nhiều.
  • Theo quan sát của HSC, các biện pháp phòng vệ thương mại đã trở nên phổ biến trên toàn cầu khi các quốc gia vật lộn với sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc. Bản thân Việt Nam cũng đang điều tra HRC nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và Ấn Độ.
  • Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực đối với ngành Thép, với khuyến nghị Mua vào đối với HPG và NKG.

Những cuộc điều tra để bảo hộ thương mại của EU và Ấn Độ

Ngày 30/7/2024, Ủy ban Châu Âu (EC) thông báo cho Việt Nam rằng họ đã nhận được hồ sơ khiếu kiện yêu cầu điều tra áp dụng thuế CBPG đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Việt Nam. Do đó, chúng tôi cho rằng có thể có nguy cơ HRC xuất khẩu sang EU sẽ bị áp thuế CBPG.

Ngày 1/8/24, Ấn Độ cũng khởi xướng điều tra CBPG đối với thép tấm nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam (bao gồm HRC). Quyết định này ít ảnh hưởng đến xuất khẩu HRC của Việt Nam do lượng xuất khẩu sang Ấn Độ không đáng kể. Trong trường hợp này, HSC tin rằng mục tiêu chính là Trung Quốc, không phải Việt Nam.

Xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường EU và Ấn Độ

Trong năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 1,13 triệu tấn HRC sang EU so với 400.000 tấn trong năm 2022. HPG xuất khẩu khoảng 300.000-350.000 tấn (11-13% sản lượng HRC của HPG) sang EU trong năm 2023, phần còn lại chủ yếu đến từ FMS.

Trong năm ngoái, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ tổng cộng 1 triệu tấn thép tấm, bao gồm cả HRC và tôn mạ. HSC không nhận thấy bất kỳ rủi ro nào đối với các công ty tôn mạ ở giai đoạn này vì Ấn Độ không phải thị trường lớn của các doanh nghiệp này. Về sản phẩm HRC, Formosa có xuất khẩu HRC sang thị trường Ấn Độ, trong khi HPG không có sự hiện diện tại thị trường này.

Tác động và khuyến nghị

Các cuộc điều tra này rõ ràng sẽ tác động tiêu cực đến các công ty xuất khẩu thép Việt Nam, nhưng HSC tin rằng tác động này sẽ hạn chế vì những lý do sau:

Sản phẩm HRC: FMS và HPG sẽ tìm những thị trường mới cho sản phẩm HRC của mình, và thị trường nội địa là một trong số đó. Lưu ý, Việt Nam vẫn đang thiếu hụt HRC (6,5 triệu tấn). Nếu FMS và HPG bán 100% sản lượng sản xuất cho thị trường nội địa, chúng ta vẫn cần nhập khẩu thêm 6,5 triệu tấn.

Sản phẩm tôn mạ: Không có nhiều hoạt động cho phân khúc này tại Ấn Độ vì tỷ suất lợi nhuận cho sản phẩm tôn mạ nhập khẩu không hấp dẫn so với các quốc gia khác do Ấn Độ vốn là nước sản xuất thép lớn thứ hai thế giới.

HSC cho rằng việc áp dụng thuế CBPG đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ tại Việt Nam sẽ là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ các nhà sản xuất HRC trong nước. HSC duy trì khuyến nghị Mua vào đối với HPG/NKG và đang xem xét lại khuyến nghị/giá mục tiêu của HSG.

Link chi tiết anh chị xem ở đây nhé: Vật liệu – Kim loại công nghiệp

Nguồn: Research HSC
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Báo cáo này, Bản quyền thuộc về CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), được HSC hoặc một trong các chi nhánh viết và phát hành để phân phối tại Việt Nam và nước ngoài; phục vụ cho các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp là khách hàng của HSC. X-TEAM trích đăng báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. X-TEAM sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.

Sau đó, mời bạn 

MỞ TÀI KHOẢN chứng khoán
Sử dụng dịch vụ: TƯ VẤN CHUYÊN SÂU
Sử dụng dịch vụ: QUẢN LÝ TÀI SẢN

Trả lời