- Nối tiếp đà bán ròng mạnh của các quỹ ETF lớn tại Việt Nam trong tháng 2, các quỹ này tiếp tục bị rút ròng trong tuần đầu tiên của tháng 3/2024. Trong tháng 2, giá trị rút ròng ở mức khoảng 45,7 triệu USD (1.098 tỷ VND), giảm so với tháng trước. Trong đó, quỹ iShares MSCI Frontier and Select EM ETF (iShares ETF) và DCVFMVN Diamond ETF là 2 quỹ bị rút ròng mạnh nhất. Trong khi đó quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF thu hút vốn nhẹ 8 triệu USD.
- Khối ngoại bán ròng mạnh 2.769 tỷ đồng trong tháng 2 (so với mua ròng 185 tỷ đồng trong tháng 1/2024). Top 5 cổ phiếu NĐT NN mua ròng là MSB, DGC, HPG, SSI và PNJ và top 5 cổ phiếu NĐT NN bán ra là MWG, VNM, VPB, GEX và MSN.
Các quỹ iShares ETF & Diamond tiếp tục bị rút vốn mạnh
Quỹ iShares ETF tiếp tục bị rút vốn mạnh trong tháng 2/2024 hơn 23,8 triệu USD nhưng vẫn giảm đáng kể so với tháng trước. Tuy nhiên, cổ phiếu Việt Nam trong giỏ chỉ số iShare ETF chỉ chiếm khoảng 30% tỷ trọng danh mục nên giá trị bán ròng thực tế của quỹ ETF này trên thị trường Việt Nam chỉ khoảng 7,1 triệu USD.
Quỹ FTSE Vietnam ETF và 2 quỹ ETF nội (DCVFMVN Diamond ETF và DCVFM VN30 ETF) cũng bị rút vốn mạnh trong tháng 2/2024.
Khối ngoại bán ròng mạnh trong tháng 2/2024
Khối ngoại bán ròng mạnh trở lại 2.769 tỷ đồng sau 1 tháng mua ròng. Trong khi đó, các quỹ ETF cũng bán ra mạnh hơn 1 nghìn tỷ đồng.
Cập nhật dòng vốn quỹ ETF tại ASEAN
Theo Bloomberg, các quỹ ETF ở hầu hết các quốc gia ASEAN thu hút vốn ròng hoặc không thu hút vốn. Tuy nhiên, Việt Nam bị rút vốn mạnh nhất 39 triệu USD trong tháng 2/2024.
Cập nhật dòng vốn quỹ ETF
Các quỹ ETF lớn tiếp tục bị rút vốn và bán ròng trong tháng 2/2024 với quỹ iShares MSCI Frontier and Select EM ETF, DCVFMVN Diamond ETF và FTSE Vietnam ETF bị rút vốn mạnh nhất. Việt Nam cũng bị bán ròng mạnh nhất trong khu vực ASEAN trong tháng 2/2024.
Khối ngoại bán mạnh trong khi giá trị rút ròng từ các quỹ ETF giảm so với tháng trước
Trong tháng 2/2024, khối ngoại bán ròng mạnh trở lại với tổng giá trị bán ròng trên sàn HSX là 2.769 tỷ đồng tỷ đồng (so với mua ròng nhẹ 185 tỷ đồng trong tháng 1/2024), tháng bán ròng đầu tiên trên thị trường Việt Nam của khối ngoại trong năm 2024. Khối ngoại mua ròng mạnh ngành Tài chính và Vật liệu cơ bản lần lượt 1.489 tỷ đồng và 1.054 tỷ đồng, trong khi bán ròng mạnh ngành Ngân hàng và Hàng tiêu dùng lần lượt 777 tỷ đồng và 914 tỷ đồng trong tháng 2/2024. Top 5 cổ phiếu NĐT NN mua ròng là MSB, DGC, HPG, SSI và PNJ và top 5 cổ phiếu NĐT NN bán ra là MWG, VNM, VPB, GEX và MSN.
Theo Bloomberg, trong tháng 2/2024, các quỹ ETF tại Việt Nam vẫn bị rút vốn ròng mạnh nhất 39 triệu USD (khoảng 936 tỷ đồng) trong số các quốc gia khác trong khu vực thu hút vốn hoặc không thu hút được vốn. Trong đó, Singapore, Indonesia, Philippines và Thái Lan thu hút ròng lần lượt 24 triệu USD, 11 triệu USD, 7 triệu USD và 3 triệu USD trong tháng 2/2024.
Các quỹ ETF lớn bị rút ròng tổng cộng khoảng 45,77 triệu USD, giảm 61% so với tháng trước. Quỹ iShares ETF (tổng tài sản quản lý 426 triệu USD) bị rút ròng mạnh 23,8 triệu USD, giảm 64% so với tháng trước (so với bị rút 66,3 triệu USD trong tháng 1/2024). Tuy nhiên, cổ phiếu Việt Nam trong giỏ chỉ số iShare ETF chỉ chiếm khoảng 30% tỷ trọng danh mục nên giá trị bán ròng thực tế của các quỹ ETF lớn trên thị trường Việt Nam chỉ là 7,1 triệu USD (khoảng 171,8 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, quỹ FTSE Vietnam ETF và 2 quỹ ETF nội (DCVFMVN Diamond ETF và DCVFM VN30 ETF) cũng bị rút vốn mạnh lần lượt là 11 triệu USD, 11,2 triệu USD và 9,3 triệu USD trong tháng 2/2024.
Trong tháng 2, hai quỹ ETF nội (DCVFMVN Diamond ETF và DCVFM VN30 ETF) đã có các hoạt động tái cơ cấu danh mục. Kết hợp với dòng tiền vào ra của các quỹ này, HSC nhận thấy 2 quỹ ETF này đã mua một lượng đáng kể cổ phiếu ACB, MWG và HDB trong khi bán ra một lượng đáng kể cổ phiếu TCB, MBB, và VPB.
Quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF (tổng tài sản quản lý 897,8 triệu USD) đã mua ròng mạnh 7,7 triệu USD trong tháng 2/2024 (so với mua ròng nhẹ 0,8 triệu USD trong tháng 1/2024). Hoạt động giao dịch của quỹ Fubon ETF thường đi ngược lại xu hướng tăng/giảm của VN Index.
Các quỹ ETF khác như VanEck Vectors Vietnam ETF và SSIAM VNFIN Lead ETF bị rút ròng không đáng kể lần lượt 1,29 triệu USD và 0,58 triệu USD. Trong khi đó, quỹ Premia MSCI Vietnam ETF không thu hút được vốn trong tháng 2/2024.
Trong những ngày giao dịch đầu tiên của tháng 3, hầu hết các quỹ ETF lớn tiếp tục bị rút ròng mạnh, bao gồm FTSE Vietnam ETF, DCVFM VN30 ETF, SSIAM VNFIN Lead ETF và DCVMVVN Diamond ETF bị rút vốn lần lượt là 5,3 triệu USD, 7,3 triệu USD, 1,47 triệu USD và 34,3 triệu USD, trong khi quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF thu hút 5,8 triệu USD.
Kể từ đầu năm, chỉ số VN Index tăng 10,9%. Theo đó, chứng chỉ quỹ KIM Growth VNFIN Select ETF và SSIAM VNFIN Lead ETF có diễn biến tích cực nhất với mức tăng lần lượt 13,4% và 13,1% so với đầu năm, tiếp theo là quỹ DCVFM VN30 ETF tăng 12,5%. Các quỹ ETF khác sử dụng chỉ số VN30 làm cơ sở cũng ghi nhận diễn biến khả quan. Trên thực tế, chứng chỉ quỹ của quỹ SSIAM VN30 ETF, Mirae Asset VN30 ETF và KIM Growth VN30 ETF tăng lần lượt 11,4%, 11,1% và 10,9%. Trong khi đó, chứng chỉ quỹ của quỹ DCVFMVN Diamond ETF tăng 10,5%.
Chứng chỉ quỹ của các quỹ ETF ngoại không tích cực bằng các quỹ ETF nội. Theo đó, chứng chỉ quỹ của các quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF, Premia MSCI Vietnam ETF, VanEck Vectors Vietnam ETF, iShares MSCI Frontier and Select EM ETF, và FTSE Vietnam ETF ghi nhận diễn biến kém tích cực lần lượt là 6,1%, 4,9%, 4,6%, 2,4% và 1,7%.
Nguồn: Research HSC Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Báo cáo này, Bản quyền thuộc về CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), được HSC hoặc một trong các chi nhánh viết và phát hành để phân phối tại Việt Nam và nước ngoài; phục vụ cho các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp là khách hàng của HSC. X-TEAM trích đăng báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. X-TEAM sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.Các báo các khác