[THỊ TRƯỜNG 19.07] – NGÂN HÀNG DẪN SÓNG TỚI HAY CHỈ LÀ CƠN MƯA GIỮA MÙA HẠ

1. TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG

2. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Diễn biến thị trường: Không thể dùy trì được sắc xanh sau phiên đảo chiều ngoạn mục trước đó, phiên nay, VN-Index giảm mạnh, mất 9,66 điểm (tương đương -0,76%), đóng cửa ở mức 1.264,78 điểm. Như vậy, khép lại tuần giao dịch, Vnindex ghi nhận giảm 1,25% so với tuần trước và đóng cửa ở mức 1264,78 điểm. Thanh khoản duy trì ở mức cao, cho thấy áp lực bán lớn vẫn tồn tại. Dù toàn thị trường giảm điểm, nhóm ngân hàng vẫn giữ được sự ổn định với một số mã tăng như OCB, TPB, MBB, ACB. Tuy nhiên, các mã như VPB, BID, SHB, TCB ghi nhận giảm hơn 1%.

Đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đã duy trì đà tăng mạnh trước đó như vận tải kho bãi, hóa chất, công nghệ,… vẫn tiếp tục là tâm điểm chịu áp lực chốt lời ngắn hạn. Trong đó, nhóm vận tải kho bãi giảm sâu nhất, điển hình ở cổ phiếu đầu ngành HVN tiếp tục giảm sàn trong phiên nay. Diễn biến này xảy ra khi kết quả kinh doanh sơ bộ nửa đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 4,6 nghìn tỷ VND. Điều này ngụ ý lợi nhuận trước thuế quý 2.2024 khoảng 70 tỷ VND tăng 2,7 lần so với cùng kỳ nhưng giảm 98% so với quý trước. Ngoài ra, cổ phiếu QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai cũng ghi nhận giảm sàn từ sớm. Cổ phiếu này diễn biến tiêu cực sau khi truyền thông đưa tin về việc công an tới làm việc tại nhà và bắt tạm giam Tổng giám đốc Nguyễn Thị Như Loan

MỘT SỐ ĐIỂM TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG TUẦN

Cơ cấu ETF trong thời gian tới HSC dự báo việc nhóm ngân hàng sẽ được tăng tỷ trọng mua vào với mã TCB, ACB, MBB … Chiều ngược lại có VRE, VPB, KDH, NLG, FPT sẽ giảm tỷ trọng. Tâm điểm là FPT, tuy bị hạ tỷ trọng khá nhiều trong đợt cơ cấu quỹ lần này nhưng vẫn là 1 trong 3 cổ phiếu có tỷ trọng cao nhất trong rổ cổ phiếu của 3 quỹ ETF. Vì vậy trong đợt điều chỉnh lần này của FPT có thể mở ra những vị thế mới cho các nhà đầu tư dài hạn.

Top stock on the move: Theo thống kê danh sách top 10 cổ phiếu trong bảng Stock on the move phiên 19/07/24, ghi nhận sự suất hiện của các cổ phiếu tăng mạnh kèm khối lượng đột biến như: TPB, CSM. DGW, MBB,CNG,…

Theo đó ta thấy được CNG liên tiếp xuất hiện trong bảng Stock on the move 2 ngày liên tiếp với giá tăng mạnh kèm khối lượng đột biến. Hiện tại so với các nhóm ngành trên thị trường thì cá nhân em thấy nhóm bán lẻ đang khá khỏe, điển hình phiên nay có DGW ghi nhận sự tham dự của dòng tiền lớn, đẩy giá tăng mạnh. Ngoài ra các cổ phiếu đáng lưu tâm, cho điểm mua được có thể kể đến các cổ phiếu OCB, TPB,..

2. HỆ THỐNG CHỈ BÁO TÂM LÍ THỊ TRƯỜNG.

Mức độ lan tỏ của dòng tiền: Có sự thu hẹp đáng kể về dòng tiền thể hiện qua số lượng nhóm cổ phiếu ở trạng thái tích cực đang giảm xuống. Đặc biệt là sự suy giảm này đã kéo dài nhiều phiên, cho thấy sự ảm đảm trên thị trường, mặc dù nhóm vốn hóa lớn đang giữ vai trò hỗ trợ thị trường rất tốt, nhưng nếu vẫn còn duy trì dưới mức trung bình (50%) thì xu hướng sẽ tăng sẽ khó bền vững.

Thống kê xác suất đầu tư ngắn hạn: Gần đây cung và cầu có những biến động co giật không ổn định và xu hướng kém tích cực đang ngày càng chiếm ưu thế khi cung cầu đều đồng thuận giảm. Việc thiếu cầu đỡ lại cũng đang cho thấy sự thận trọng và chán nản của các nhà đầu tư trong các nhịp giảm điểm của thị trường.

Tại bảng thống kê 52W: Số mã tiệm cận 52W đang giảm dần so với các phiên trước cho thấy sự thiếu vắng dòng tiền ở đại đa số các nhóm ngành, điều này cũng cho thấy trạng thấy kém tích cực đối với toàn thị trường chung, phiên nay chỉ ghi nhận 50 mã cổ phiếu trên tổng 3 sàn đang tiệm cận đỉnh 52W (HSX: 42, HNX: 5, Upcom: 3), thấp hơn 10 mã so với phiên trước đó.

Trong đó nhóm ngân hàng đang là nhóm dẫn dắt khi chiếm nhiều nhất số mã tiệm cận 52W tại nhóm này, kế đó có Bất động sản và bán lẻ.

Phân tích kỹ thuật: Ngắn hạn, xu hướng Vnindex trở nên kém tích cực khi không giữ được vùng hỗ trợ quanh 1.275 điểm, tương ứng giá trung bình 20 phiên gần nhất, dẫn đến chịu áp lực bán mạnh về vùng hỗ trợ quanh 1.255 điểm mới phục hồi nhẹ. Mặc dù thị trường vẫn biến động trong biên độ hẹp, tuy nhiên áp lực điều chính khá tiêu cực đối với nhiều nhóm ngành. Trong trường hợp tích cực, Vnindex cần giữ được vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm, tương ứng vùng hỗ trợ của đường xu hướng trung hạn nối các vùng giá thấp nhất tháng 11/2023, 04/2024 và 07/2024 kéo dài hiện nay, sau đó vượt lên vùng kháng cự quanh 1.285 điểm, tương ứng đường kháng cự nối các vùng giá cao nhất ngày 16/06/2024 và 10/07/2024.

Theo phương pháp CANSLIM:  Sau khi xóa những ngày PP đỉnh nằm ngoài 25 phiên gần nhất, thì hiện tại Vnindex đang ghi nhận 4 phiên phân phối, vì vậy cần thận trọng trong thị trường dù xu hướng tăng vẫn còn. Và chỉ về vùng an toàn khi số ngày PP đỉnh giảm xuống 3 ngày hoặc được xóa toàn bộ PP%.

3. TỔNG KẾT & CHIẾN LƯỢC

Nhìn chung, VNINDEX đang di chuyển trong biên hẹp và xu hướng tăng ngắn hạn vẫn giữ được. Tuy nhiên, xu hướng này không mấy khả quan khi số ngày phân phối đang là 4 kèm theo đó là sự sụt giảm dòng tiền tại đại đa số các nhóm ngành. Theo góc nhìn kỹ thuật, để xu hướng VNIndex cải thiện tốt hơn, trong ngắn hạn Vnindex cần giữ được vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm, tương ứng vùng hỗ trợ của đường xu hướng trung hạn nối các vùng giá thấp nhất tháng 11/2023, 04/2024 và 07/2024 kéo dài hiện nay. Kèm theo đó là tín hiệu cải thiện của dòng tiền ở các nhóm ngành

  • Ngắn hạn: Chiến lược mua và nắm giữ trong ngắn hạn tiếp tục được duy trì trong đó tỷ trọng giải ngân với cổ phiếu nên giữ ở mức cân đối 50%, tỷ trọng còn lại ưu tiên giành cho các nhịp rung lắc và điều chỉnh để tiếp tục tích lũy vị thế đối với các cổ phiếu có sẵn trong danh mục.
  • Dài hạn: Nhóm Ngân hàng đang được dòng tiền ưu ái và đóng vai trò hỗ trợ thị trường khá tốt, nhà đầu tư có thể ưu tiên tham gia tại nhóm ngành này cho câu chuyện nắm giữ trung và dài hạn.
  • Các cổ phiếu cần quan tâm: Ngân hàng (BID, TCB, OCB, ACB,…), Bán lẻ (DGW, MWG,..)
nhưng mà nó vào cù

Tiếp đến, bạn cũng có thể

Trả lời