Đường MACD (Moving Average Convergence Divergence) đã trở thành một trong những công cụ quan trọng không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật của thị trường chứng khoán. Việc sử dụng đường MACD không chỉ giúp nhà đầu tư đánh giá xu hướng của giá cổ phiếu mà còn cung cấp thông tin về động lực của sự biến đổi giá và cơ hội giao dịch. Hãy cùng X-Team khám phá cách sử dụng hiệu quả đường MACD, một công cụ mạnh mẽ để tối ưu hóa quyết định đầu tư và giao dịch trên thị trường chứng khoán.
1. Đường MACD là gì?
MACD là cách viết tắt của cụm từ Moving Average Convergence Divergence có nghĩa Trung bình động hội tụ phân kỳ. Đường MACD là chỉ báo kỹ thuật được tạo ra bởi cố vấn đầu tư chuyên nghiệp Gerald Appel vào năm 1979.
Chỉ báo này giúp cung cấp các biến động của thị trường, hỗ trợ nhà đầu tư chứng khoán xác định tín hiệu mua bán của thị trường. Để xác định đường MACD, nhà đầu tư cần dựa vào độ chênh lệch của hai đường trung bình động (EMA) 12 ngày và 26 ngày.
Cách tính MACD
Công thức để xác định chỉ báo MACD là: MACD = EMA (12) – EMA (26)
- MACD sẽ mang giá trị dương khi giá trị trung bình trượt chu kỳ 12 ngày lớn hơn giá trị trung bình trượt chu kỳ 26 ngày.
- MACD sẽ có giá trị âm khi giá trị trung bình trượt chu kỳ 12 ngày nhỏ hơn giá trị trung bình trượt chu kỳ 26 ngày.
2. Cách đọc chỉ báo MACD
Nắm được cách đọc chỉ số MACD chúng ta sẽ hiểu được rõ hơn về phân kỳ hội tụ trung bình động. Và để đọc được chỉ số MACD thì chúng ta cần biết cách đọc từng thành phần của nó.
Cấu tạo của MACD khá phức tạp với 4 thành phần chính: đường MACD, đường tín hiệu, biểu đồ và đường zero.
Trong đó mỗi thành phần mang những ý nghĩa và đặc điểm riêng.
- Cách đọc đường MACD: vai trò của đường MACD là xác định cho xu hướng giá của thị trường, có giá trị bằng hiệu số của 2 đường trung bình hàm mũ EMA (12) và EMA (26).
- Đường tín hiệu Signal của chỉ báo MACD: Chính là đường trung bình trượt số mũ EMA (9) của đường MACD. Khi kết hợp cùng MACD, chúng tạo nên tín hiệu rằng sắp xuất hiện xu hướng đảo chiều tiềm năng, là thời điểm để nhà đầu tư giao dịch theo xu hướng.
- Biểu đồ Histogram: là biểu đồ phản ánh sự phân kỳ và hội tụ, được xác định bởi sự chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu.
- Đường Zero: với chức năng là đường tham chiến giúp nhà đầu tư đánh giá được xu hướng mạnh hay yếu.
- Vậy cách để nhận biết đường MACD trên biểu đồ phân tích như thế nào? Hay đường MACD màu gì? Nhà đầu tư có thể nhận biết đường chỉ báo MACD bằng màu sắc, cụ thể, MACD sẽ có màu xanh, còn đường tín hiệu sẽ có màu đỏ.
- Khi MACD có giá trị dương thì khi đó đường EMA ngắn hơn đang nằm trên đường EMA dài hơn. Nếu đường EMA ngắn càng xa đường EMA dài thì đường MACD có mức tăng giá trị dương sẽ càng lớn. Đây là tín hiệu cho động lực tăng của thị trường.
- Khi MACD có giá trị âm thì khi đó đường EMA ngắn hơn đang nằm dưới đường EMA dài hơn. Nếu 2 đường EMA càng phân kỳ xa nhau thì mức tăng của giá trị âm lại càng lớn. Và đó chính là tín hiệu cho xu hướng giảm ngày càng rõ rệt.
- Tùy vào sự chuyển động của các đường EMA thì mối tương quan của chúng sẽ có dạng hội tụ hay phân kỳ. Khi cả 2 đường chuyển động ra xa nhau là diễn ra sự phân kỳ, còn khi cả 2 đường chuyển động lại gần nhau thì diễn ra sự hội
3. Ý nghĩa của sự hội tụ – sự phân kỳ của đường giá và MACD là gì?
Thông thường khi giá chứng khoán đi lên thì MACD cũng sẽ có xu hướng đi lên, ngược lại khi giá chứng khoán đi xuống thì MACD cũng sẽ có xu hướng đi xuống. Tuy nhiên vẫn xảy ra trường hợp ngoại lệ, đó là khi xảy ra sự phân kỳ hoặc hội tụ.
- Sự phân kỳ giữa đường giá và MACD là gì?
Khi 2 đường màu đỏ chuyển động theo 2 hướng cách xa nhau dần, giá cổ phiếu đi lên nhưng đường MACD lại chuyển động đi xuống, đó chính là sự phân kỳ.
Khi xảy ra sự phân kỳ là dấu hiệu cho xu hướng đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá. Thời điểm này, nhà đầu tư nên cân nhắc việc bán ra cổ phiếu sau khi xem xét tín hiệu qua phân tích kỹ thuật.
- Sự hội tụ giữa đường giá và MACD là gì?
Khi 2 đường màu xanh lá chuyển động theo 2 hướng tiến lại gần nhau, giá cổ phiếu đi xuống nhưng đường MACD lại chuyển động đi lên, đó chính là sự hội tụ.
Khi xảy ra sự hội tụ là dấu hiệu cho xu hướng đảo chiều từ giảm giá sang tăng giá. Thời điểm này, nhà đầu tư nên cân nhắc việc mua vào cổ phiếu sau khi xem xét tín hiệu qua phân tích kỹ thuật.
- Ý nghĩa của đường MACD
Để hiểu được ý nghĩa của chỉ số MACD trong chứng khoán là gì hay chính là ý nghĩa của sự giao cắt giữa MACD và đường MA, có 2 cách để phân tích mà nhà đầu tư có thể tham khảo sau đây.
Cách 1: Sử dụng tín hiệu vòng tròn
Ở phương pháp này, nhà đầu tư cần nắm được biểu đồ Histogram trong cấu tạo của MACD có cách nhận diện như thế nào? Đó chính là hình cột có màu tím hiển thị trên đồ thị giá, nó được xác định bởi hiệu số của MACD và đường EMA (9). Khi đó, các tín hiệu mua và bán sẽ như sau:
Tín hiệu mua vào: Khi xuất hiện vòng tròn màu xanh lá, khi đường MACD cắt đường EMA (9) theo hướng từ dưới lên trên, lúc này có đường màu xanh sẫm, có nghĩa là biểu đồ Histogram đã chuyển trạng thái từ âm qua dương.
Tín hiệu bán ra: Khi xuất hiện vòng tròn màu đỏ, khi đường MACD cắt đường EMA (9) theo hướng từ trên xuống dưới, lúc này có đường màu xanh sẫm, có nghĩa là biểu đồ Histogram đã chuyển trạng thái từ dương qua âm.
Cách 2: Sử dụng tín hiệu có hình vuông hoặc hình chữ nhật
Đối với phương pháp này, ý nghĩa đường MACD được thể hiện cụ thể thông qua tín hiệu mua vào và bán ra như sau:
Tín hiệu mua vào: Khi xuất hiện vòng hình vuông màu xanh lá, khi đường MACD cắt đường ngang theo hướng từ dưới lên trên, cũng có nghĩa là MACD đã vượt lên trên mức 0.
Tín hiệu bán ra: Khi xuất hiện vòng hình vuông màu đỏ, khi đường MACD cắt đường ngang theo hướng từ trên xuống dưới, cũng có nghĩa là MACD đã xuống mức 0.
Bên cạnh xem xét chỉ số MACD trong chứng khoán, nhà đầu tư cũng cần nghiên cứu và kết hợp sử dụng thêm các chỉ báo và công cụ khác để đưa ra quyết định đặt lệnh chứ không nên phụ thuộc chỉ mỗi MACD. Đồng thời nhà đầu tư cũng cần chuẩn bị sẵn những chiến lược để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra khi giao dịch.
Cách sử dụng đường MACD trong chứng khoán
Ý nghĩa đằng sau của hiện tượng phân kỳ hội tụ trung bình động MACD là một trong số những tín hiệu mạnh mẽ nhất trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Do đó, nắm được cách sử dụng MACD các nhà đầu tư sẽ biết cách diễn giải những tín hiệu của chỉ báo này từ đó tối ưu hơn hiệu quả giao dịch đầu tư của mình.
Có 3 loại tín hiệu sẽ được xác định bởi chỉ báo MACD trong chứng khoán, đó là: tín hiệu giao nhau, phân kỳ và giao cắt đường zero. Dưới đây là những điều nhà đầu tư cần nắm được và xem xét để có thể biết cách dùng MACD.
- Điểm giao nhau
Khi đường MACD cắt trên đường zero thì xuất hiện điểm giao nhau, là dấu hiệu của xu hướng tăng.
Khi chỉ báo MACD có dấu hiệu giảm từ trên đường zero xuống, đó chính là tín hiệu cho xu hướng giảm. Ngược lại, khi
MACD trong chứng khoán có dấu hiệu tăng từ dưới đường zero lên, đó chính là tín hiệu cho xu hướng tăng.
- Hướng của sự giao nhau
Nếu MACD cắt theo hướng từ dưới lên trên, chỉ báo cho tín hiệu của xu hướng tăng giá và ngược lại. Khi MACD càng xa đường zero thì tín hiệu của chỉ báo tạo ra lại càng mạnh mẽ.
Việc xác định thời điểm hợp lý nhất để đặt lệnh giao dịch mua/bán chứng khoán là phần khó nhất trong quy trình hướng dẫn sử dụng đường MACD. Và đó cũng là cách tốt nhất để nhà đầu tư thực hành từ đó rút ra những bài học thực tế về MACD.
Những lưu ý khi sử dụng chỉ báo MACD nâng cao
Lưu ý về thời gian: Nhà đầu tư cần xem xét thật kỹ trục đồ thị dài hạn sang ngắn hạn để có thể phát huy được hiệu quả nhất ý nghĩa của MACD. Bạn có thể sử dụng nến tuần nếu là giao dịch hàng ngày, hoặc kéo dài thêm thời gian để cho ra kết quả lớn nhất.
Zero Crossover: Đây là sự giao nhau giữa đường MACD với đường ngang. Quan sát thời điểm tín hiệu hình vuông màu xanh, đỏ trên biểu đồ ban đầu để cân nhắc giao dịch mua/bán chứng khoán sao cho hợp lý và hiệu quả. Nếu có xu hướng thay đổi từ âm sang dương có nghĩa giá sẽ tăng, còn có xu hướng thay đổi từ dương sang âm có nghĩa giá sẽ giảm.
Tín hiệu nhiều và nguyên lý xác suất: Thông thường nguyên nhân gây ra thua lỗ trong đầu tư là do nhà đầu tư cho rằng cứ khi nào cổ phiếu hình thành nên chỉ báo thì đặt lệnh mua/bán, tuy nhiên nhiều trường hợp tín hiệu bị gây nhiễu dẫn đến những quyết định sai lầm.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về đường MACD và những kiến thức xoay quanh chỉ báo này. Hy vọng qua bài viết, nhà đầu tư đã nắm rõ khái niệm đường MACD trong chứng khoán là gì, cách đọc, ý nghĩa và đặc biệt là cách sử dụng chỉ báo MACD như thế nào để đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần trau dồi thêm về những chỉ báo khác để biết cách vận dụng và kết hợp chúng cùng nhau, đem lại kết quả đầu tư tối ưu hơn.
Chúc các nhà đầu tư thành công!