MSN – QUAN SÁT MẪU HÌNH VCP

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ (Chi tiết chiến lược mua bán anh chị liên hệ zalo: 0349758466 (Ms Hoa Thêu))

+  Nhờ sự phục hồi về nhu cầu ở một số phân ngành, thị phần cao hơn, sự mở rộng HĐKD và tỷ suất lợi nhuận cải thiện là những động lực tăng trưởng chính. => Ngành bán lẻ hồi phục

+ MCH tham vọng bước vào thị trường lớn hơn tạo động lực tăng trưởng dài hạn.

+ WinCommerce đang trên đà gặt hái lợi nhuận bền vững trong năm 2024.

+ Hoàn thành thương vụ bán HCS sẽ ghi nhận lợi nhuận một lần tương đương 1000 tỷ trong Q3/2024

 

THÔNG TIN CHI TIẾT 

I. Yếu tố cơ bản

1. Ngành nghề kinh doanh và cơ cấu doanh thu lợi nhuận. 

– Ngành nghề kinh doanh: MSN được thành lập từ năm 2004, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là hàng tiêu dùng và khai khoáng. Đến năm 2019, công ty chính thức tham gia lĩnh vực bán lẻ sau khi mua lại chuỗi Vinmart từ Vingroup. Trải qua 20 năm đầu tư và phát triển, theo nghiên cứu tại Việt Nam có hơn 98% hộ gia đình sử dụng ít nhất 1 sản phẩm của Masan.

– Cơ cấu doanh thu: Cụ thể về tình hình các mảng trong quý 2/2024.

2.  Kết quả kinh doanh Q2/2024.

– Kết quả kinh doanh Q2/2024: Lợi nhuận ròng quý 2/2024 tất cả các mảng kinh doanh đều cải thiện.

Doanh thu thuần là đạt 20,1 nghìn tỷ đồng, + 8% svck. Lợi nhuận ròng đạt 503 tỷ đồng + 379% svck (LN ròng của MSN đạt 503 tỷ VNĐ trong Q2/2024, vượt dự báo là 419 tỷ VNĐ). Kết quả kinh doanh tốt từ MCH, WCM, MHT và tất cả các hoạt động kinh doanh chủ chốt khác đã thúc đẩy lợi nhuận.

– Cụ thể kết quả kinh doanh từ các mảng như sau:

+ Masan Consumer đạt doanh thu 7.387 tỷ đồng, tăng trưởng 14% svck. Mức tăng trưởng này được đóng góp bởi ngành hàng Thực phẩm tiện lợi, Đồ uống và Cà phê với mức tăng lần lượt là 20,7%, 17,6% và 16% so với cùng kỳ. MSC tiếp tục duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao là 46,3%.

+ WinCommerce ghi nhận doanh thu đạt 7.844 tỷ đồng trên toàn mạng lưới tăng trưởng 9,2% svck. Đây là thành quả của công tác nâng cấp, cải tiến cửa hàng WiN (hướng đến người tiêu dùng ở khu vực thành thị) và WinMart+ Rural (phục vụ người tiêu dùng ở khu vực ở nông thôn). Hai mô hình cửa hàng này đạt hiệu quả vượt trội so với mô hình truyền thống.

+ Masan MEATLife (MML) ghi nhận EBIT (lợi nhuận trước lãi vay và thuế) tăng 105 tỷ đồng so với cùng kỳ. Đây là quý thứ hai liên tiếp MML đạt EBIT dương. Đóng góp tích cực vào kết quả này là doanh thu từ mảng thịt chế biến tăng lên nhờ những thuận lợi như thịt gà, thịt lợn tăng giá và chi phí thức ăn chăn nuôi giảm.

+ Doanh thu thuần của Phúc Long Heritage (PLH) tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 391 tỷ đồng, nhờ đóng góp từ 15 cửa hàng mở mới từ quý 2/2023. Ban lãnh đạo tiếp tục thận trọng với 4 cửa hàng ngoài WCM được bổ sung vào hệ thống. PLH hiện có 163 cửa hàng trên toàn quốc.

+ Masan High – Tech Materials (MHT) ghi nhận EBIT cải thiện 193 tỷ đồng nhờ giá APT (Adjusted Price Target” (Giá mục tiêu điều chỉnh )) và đồng tăng. Thương vụ bán H.C. Starck Holding GmbH cho Mitsubishi Materials Corporation với giá 134,5 triệu USD dự kiến sẽ hoàn tất trước cuối năm 2024.

Theo đó, MHT dự kiến sẽ ghi nhận khoản lãi một lần khoảng 40 triệu USD trong nửa cuối năm 2024 và được hưởng lợi từ LNST tăng 20-30 triệu USD trong dài hạn. Số tiền thu được từ giao dịch sẽ được dùng để giảm nợ của MHT. Việc thoái vốn HCS giúp MHT được giải tỏa khỏi nghĩa vụ nợ của HCS tính đến quý II/2024.

Techcombank – công ty liên kết của Masan, đóng góp 1.236 tỷ đồng vào EBITDA trong quý II/2024, tương ứng mức tăng trưởng 38,5% so với cùng kỳ năm trước.

3. Luận điểm đầu tư

– Triển vọng ngành bán lẻ: Sự phục hồi về nhu cầu ở một số phân ngành, thị phần cao hơn, sự mở rộng HĐKD và tỷ suất lợi nhuận cải thiện là những động lực tăng trưởng chính. => Giúp ngành bán lẻ hồi phục.

+ Các động lực tăng trưởng bao gồm:

Sự phục hồi về nhu cầu ở một số phân ngành như: Phân khúc hàng tiêu dùng nhanh (sữa, bia, thức uống không có cồn, thực phẩm thiết yếu, thực phẩm đóng gói và sản phẩm chăm sóc gia đình & cá nhân.

Theo kết quả khảo sát của Nielsen, sản lượng tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam tăng trở lại ở mức 2,8% so với cùng kỳ trong tháng 4 – 5/2024 sau nhiều quý giảm liên tiếp. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, sản lượng tiêu thụ của toàn phân khúc cải thiện ở mức 1,1% so với cùng kỳ.

Các chỉ số kinh tế của Việt Nam đang khả quan, với kim ngạch xuất khẩu và chỉ số việc làm trong lĩnh vực sản xuất bắt đầu cải thiện trong nửa đầu năm 2024, nhờ tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ. Do đó, ta có thể kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày và các sản phẩm nông nghiệp sẽ tăng trong nửa cuối năm 2024, mở đường cho sự cải thiện chung về thu nhập của người lao động.

=> Từ đó, kỳ vọng rằng sức tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm 2024 và năm 2025.

– Động lực tăng trưởng riêng cho MSN:

+ MCH tham vọng bước vào thị trường lớn hơn tạo động lực tăng trưởng dài hạn.

Tại Đại hội cổ đông vừa qua, ban lãnh đạo công bố MCH sẽ xây dựng mô hình FMCG (Fast-Moving Consumer Goods) mới, sẵn sàng bước vào những thị trường rộng lớn hơn nhằm mở rộng quy mô doanh thu cho công ty, tạo động lực tăng trưởng trong dài hạn.

Trước đây, MCH đã ra mắt nhiều dòng sản phẩm bắt đầu từ nhà bếp đến tủ lạnh, phòng khách, phòng tắm, về cơ bản đã phục vụ cơ bản đầy đủ các nhu
cầu thiết yếu tại nhà. Dù quy mô thị trường hiện tại công ty đang phục vụ khoảng 8 tỷ USD có thể coi là rất lớn, nhưng với quy mô toàn thị trường FMCG
tại Việt Nam lên đến 32 tỷ USD thì thị phần của MCH mới chưa đến 5%.

=> Do đó MCH đang hướng đến thị trường lớn hơn là thị trường out-of-home mở đầu với dòng sản phẩm lẩu tự sôi, cơm tự chín với thương hiệu OMACHI.

Kế hoạch IPO dự kiến 2025

+ WinCommerce đang trên đà gặt hái lợi nhuận bền vững trong năm 2024. WinCommerce có lãi sau thuế trong tháng 6 dù số lượng cửa hàng “bất động” từ quý 1 đến quý 2, điều gì đang xảy ra?
  • Khi công bố tình hình tài chính hợp nhất quý 2/2024, CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã chứng khoán MSN) thông báo WinCommerce (WCM) đã có lợi nhuận sau thuế dương trong tháng 6.
  • “Tin mừng” này đi kèm một con số đáng chú ý khác, đó là số cửa hàng tăng thêm kể từ tháng 12/2023 đến tháng 6/2024 là 40 cửa hàng, đưa tổng số điểm bán lên 3.673 – con số này không thay đổi so với cuối thời điểm quý 1. => Điều này không có nghĩa là WCM đã không mở thêm 1 cửa hàng nào trong suốt quý 2. Họ vừa mở mới, vừa tiến hành đóng những cửa hàng không hiệu quả.
  • Báo cáo của Vietcap tiết lộ thông tin trong cuộc gặp mặt nhà đầu tư ngày 26/7 cho biết, WCM đã thận trọng với việc mở thêm cửa hàng, thay vào đó sẽ tập trung vào cải thiện các cửa hàng hiện có và cải tạo các cửa hàng theo mô hình WIN.
=> Do đó, trong ngắn hạn, WCM sẽ tập trung vào việc cải thiện tăng trưởng LFL về lượng khách và giá trị trung bình hóa đơn. Trong trung hạn, WCM có kế hoạch tăng đóng góp doanh số từ các nhãn hàng riêng. (“Ban lãnh đạo tin rằng WCM có thể đạt được LNST dương trong quý 3 và quý 4/2024 nếu WCM duy trì được mức tăng trưởng LFL là 9% trong 2 quý này” – Vietcap cho biết).

+ Hoàn thành thương vụ bán HCS sẽ ghi nhận lợi nhuận một lần tương đương 1000 tỷ trong Q3/2024

Tín hiệu tái cấu trúc từ các thương vụ của MHT? Masan High-Tech Materials (MHT), công ty con do Tập đoàn Masan sở hữu 86,4% cổ phần, đã bán 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding (Lưu ý, HCS là một trong những nhà sản xuất bột kim loại vonfram công nghệ cao và cacbua vonfram (các sản phẩm vonfram trung nguồn) hàng đầu thế giới, chuyên bán sản phẩm sang châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc) cho Tập đoàn Mitsubishi Materials Corporation (MMC) của Nhật Bản với giá 134,5 triệu USD (tương đương 3.392 tỷ đồng).

Nguyên nhân bán là do làm ăn thua lỗ, cụ thể: MHT mua lại HCS vào tháng 6/2020 với giá 1.994 tỷ đồng (86 triệu USD) để “trở thành nền tảng vonfram công nghệ cao tích hợp theo chiều dọc hàng đầu thế giới và trở thành đối tác vật liệu công nghệ cao hàng đầu được lựa chọn trên toàn cầu, từ vị thế là một nhà cung cấp vonfram trung gian của Việt Nam”. Trên thực tế, HCS ghi nhận lỗ trong năm 2022 và 2023 lần lượt ở mức 7,2 triệu EUR (199 tỷ đồng) và 22 triệu EUR (606 tỷ đồng), trong khi tài sản thuần của công ty này giảm 50% xuống 27,8 triệu EUR (766 tỷ đồng) trong năm 2023.)

=> Do đó, MSN có thể sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận không thường xuyên 40 triệu USD (1 nghìn tỷ đồng) vào cuối năm nay (dự kiến trong Q3/2024 sẽ được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh).

II. Yếu tố kỹ thuật

Hành động giá: Nhìn chung, MSN hiện đang được quan sát theo mẫu hình VCP (hiện tại có 3 lần biên độ 20%, 12% và 7%).

Khối lượng giảm dần từ trái qua phải

Đường giá nằm trên MA20, 50 trong ngắn hạn, RSI 59.06.

=> Cho thấy chart có những vận động tích cực.

Chart ngày

Hành động giá: MSN chính thức break khỏi xu hướng giảm vào ngày 11/3, giá tăng mạnh kèm vol đột biến => Dấu hiệu cho thấy chart đảo chiều đi lên, kết thúc một xu hướng giảm.

Chart tuần

Bên cạnh đó, để nhận được khuyến nghị nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ, mời anh/chị liên hệ với Hoa Thêu theo thông tin dưới đây or liên hệ để tham gia nhóm CỘNG ĐỒNG XTEAM. 

 

Tiếp đến, bạn cũng có thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời