- PHR đã tổ chức thành công ĐHCĐ ngày 28/6/2024 với tất cả các tờ trình đã được thông qua. Cho năm 2024, PHR đặt mục tiêu LNST của công ty mẹ ở mức 245 tỷ đồng (giảm 47%) trên tổng doanh thu (bao gồm doanh thu thuần, doanh thu HĐ tài chính, các khoản thu nhập khác) 1,45 nghìn tỷ đồng (giảm 10,1%). Thông tin chi tiết về doanh thu của các mảng kinh doanh chưa được công bố.
- Mục tiêu doanh thu và LNST tương đối sát với dự báo của chúng tôi cho công ty mẹ lần lượt ở mức 1.215 tỷ đồng (tăng trưởng 15,3%) và 235 tỷ đồng (giảm 49%).
- HSC duy trì khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo lợi nhuận đối với PHR. Với dự báo lợi nhuận hiện tại của chúng tôi, PHR đang giao dịch với mức chiết khấu 8,7% so với RNAV, nhỏ hơn bình quân 3 năm ở mức 21,2%.
PHR đã tổ chức ĐHCĐ tại Bình Dương ngày 28/6/2024. Đại hội nhận được sự tham dự đông đủ từ cổ đông, với tất cả các tờ trình đã được thông qua. Nội dung chính như sau:
KHKD năm 2024 có vẻ thận trọng
Cho năm 2024, PHR đặt mục tiêu tổng doanh thu của công ty mẹ (bao gồm doanh thu thuần, doanh thu HĐ tài chính, các khoản thu nhập khác) ở mức 1,45 nghìn tỷ đồng (giảm 10,1%) và LNST ở mức 245 tỷ đồng (giảm 47%). Doanh thu và lợi nhuận thuần hợp nhất không được đề cập tại đại hội.
Từ mục tiêu tổng doanh thu của công ty mẹ, HSC ước doanh thu thuần bán hàng đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 13,9% nhờ doanh thu bán cao su và giá bán bình quân tăng trưởng lần lượt 7,8% và 6,1% (theo giả định của PHR), tương đối gần dự báo của chúng tôi.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy giá bán cao su hiện tại cao hơn 10-15% so với giả định của PHR (36,4 triệu đồng/tấn) do nguồn cung khan hiếm tại các thị trường chính như Thái Lan và Indonesia. Cho nên, giá bán cao su cao hơn dự kiến có thể dẫn đến KQKD thực tế cao hơn kế hoạch của PHR cho công ty mẹ. Lưu ý, doanh thu của công ty mẹ (chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất cao su) đóng góp 80% doanh thu hợp nhất trong năm 2023 và 87% dự báo doanh thu hợp nhất năm 2024 của chúng tôi.
Trong khi đó, PHR đặt mục tiêu LNST của công ty mẹ năm 2024 giảm 47% là do không có thu nhập từ tiền bồi thường đất đợt 1 từ dự án KCN VSIP III. Công ty đã ghi nhận 200 tỷ đồng từ năm ngoái và hoàn tất việc ghi nhận doanh thu (tổng cộng 898 tỷ đồng) cho giai đoạn 2022-2023.
Kế hoạch chuyển đổi đất cao su đầy tham vọng
Cho giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, PHR có kế hoạch chuyển đổi 10.868 ha đất cao su (trong tổng số 15.277 ha đất cao su ở Việt Nam, chủ yếu ở Bình Dương) sang đất khác, trong đó có 4.691 ha để phát triển KCN, 1.019 ha để phát triển cụm công nghiệp, 1.209 ha đất ở, 1.463 ha đất nông nghiệp công nghệ cao, 1.122 ha đất hạ tầng xã hội, 945 ha đất khácChi tiết như sau:
- Chúng tôi hiểu rằng, trong tổng số 4.691 ha đất KCN có 691 ha tại dự án KCN VSIP III (1.000 ha, Bình Dương) PHR đã bàn giao trong năm 2022-2023 cho VSIP (tư nhân) và đã nhận toàn bộ tiền bồi thường đất đợt 1 là 898 tỷ đồng trong năm 2022-2023 và 346 ha tại dự án KCN Nam Tân Uyên 3 (346 ha, Bình Dương) PHR cũng đã giao trong năm 2020 cho NTC (33% thuộc sở hữu của PHR; chưa khuyến nghị) và đã nhận đủ tiền đền bù đất 864 tỷ đồng.
Diện tích đất còn lại 3.924 ha bao gồm KCN Tân Lập 1 (200 ha), KCN Lai Hưng (600 ha), KCN Bắc Tân Uyên 1 và 4 (tên cũ: KCN Bình Mỹ – 1.350 ha), KCN Tân Bình mở rộng (1.055 ha), KCN Hội Nghĩa (715 ha). Trong đó, PHR dự kiến làm chủ đầu tư phát triển KCN Tân Bình mở rộng, KCN Hội Nghĩa, KCN Bắc Tân Uyên 1 và 4, và KCN Tân Lập 1.
Đáng chú ý, trong đề xuất quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét trước khi có quyết định phê duyệt chính thức, HSC nhận thấy Tân Lập 1 và Lai Hưng nằm trong nhóm 5 KCN được đưa vào quy hoạch tổng thể quốc gia và có thể được phát triển trong thời gian tới (đầu tiên là Tân Lập 1 – dự kiến cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025) trong khi Bắc Tân Uyên 1 và 4 là những dự án KCN mới đang được nghiên cứu bổ sung vào quy hoạch tổng thể của tỉnh trước khi trình lên cấp cao hơn. Trong khi đó, dự án KCN Tân Bình mở rộng (1.055 ha) không được đưa vào kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2030. Điều này diễn ra chậm hơn dự kiến.
- Đối với 1.019 ha đất phát triển cụm công nghiệp, BLĐ cho biết Công ty cho biết sẽ làm việc với tỉnh Bình Dương để phát triển 8 cụm công nghiệp, dự kiến sẽ triển khai sau khi tỉnh Bình Dương nhận được phê duyệt quy hoạch tổng thể. Quá trình này dự kiến sẽ nhanh hơn so với KCN. HSC cho rằng điều này là hợp lý và có thể đạt được.
- Việc phát triển đất ở và các loại đất khác vẫn đang ở giai đoạn đầu và chúng tôi chưa có thông tin chi tiết.
Nhìn chung, chúng tôi thấy kế hoạch chuyển đổi đất cao su sang đất KCN có thể mang lại giá trị cao hơn. Trong 1-5 năm tới, chúng tôi nhận thấy KCN Tân Lập 1 (do PHR phát triển) và Lai Hưng (PHR có khả năng nhận tiền bồi thường đất) có nhiều tiềm năng nhất. Trong khi đó, với diện tích đất ở (1.209 ha), chúng tôi cho rằng cần nhiều thời gian để hiện thực hóa.
Trong thời gian tới, các dự án KCN trọng điểm của PHR là VSIP 3 (1.000 ha, Bình Dương, Công ty vẫn đang trong quá trình xác định 20% vốn góp), Nam Tân Uyên 3 (346 ha, Bình Dương, vừa nhận được quyết định nộp tiền sử dụng đất từ tỉnh Bình Dương) và Tân Lập 1 (dự kiến phát triển vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025).
Duy trì khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo
HSC duy trì khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo lợi nhuận đối với PHR. Với dự báo lợi nhuận hiện tại của chúng tôi, PHR đang giao dịch với mức chiết khấu 8,7% so với RNAV, nhỏ hơn bình quân 3 năm ở mức 21,2%.
Nguồn: Research HSC Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Báo cáo này, Bản quyền thuộc về CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), được HSC hoặc một trong các chi nhánh viết và phát hành để phân phối tại Việt Nam và nước ngoài; phục vụ cho các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp là khách hàng của HSC. X-TEAM trích đăng báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. X-TEAM sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.Các báo các khác
Sau đó, mời bạn