LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
– Kết quả kinh doanh của HPG đã tạo đáy trong năm 2023 và tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ sản lượng thép nội địa tăng và diễn biến giá thép khả quan hơn.
– Dự án Dung Quất 2 sẽ sớm lấp đầy 85% công suất giai đoạn 1 vào năm 2025 và 90% công suất cả 2 giai đoạn trong năm 2026.
1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép xây dựng (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001).
Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên.
Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.
Hiện nay, tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực chính:
- Gang thép (Thép xây dựng, Thép cuộn cán nóng)
- Sản phẩm thép (gồm Ống thép, Tôn mạ, Thép rút dây, vỏ Container, Thép dự ứng lực)
- Nông nghiệp
- Bất động sản
- Điện máy gia dụng.
Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất trên 8 triệu tấn thép thôi/năm (tính tới 2021), Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tập đoàn giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và thịt bò Úc, Top 5 nhà sản xuất tôn mạ lớn nhất Việt Nam. Trứng gà Hòa Phát dẫn đầu thị phần tại miền Bắc. Chăn nuôi heo an toàn sinh học Hòa Phát cũng nằm trong Top những DN hàng đầu
Nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10 DN lợi nhuận tốt nhất, Top 10 DN niêm yết kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, Top 30 DN nộp thuế tiêu biểu,….
Tháng 10/2021, vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới.
Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng, thông qua hàng loạt các chương trình từ thiện, xã hội thiết thực tại các địa phương trên toàn quốc, nơi Tập đoàn và các Công ty thành viên có văn phòng, nhà máy.
2. LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
a. Kết quả kinh doanh của HPG đã tạo đáy trong năm 2023 và tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ sản lượng thép nội địa tăng và diễn biến giá thép khả quan hơn.
Tại tháng 4.2024, BSC nhận thấy ngành thép đã có các tín hiệu phục hồi:
Thứ nhất, sản lượng thép nội địa của HPG +30% – 35% MoM trong Tháng 4.2024, và các đại lý đang tích lũy trái vụ trong khi Quý 2 thường là mùa xả hàng. Cụ thể, thép xây dựng +24% MoM, tôn mạ + 51% MoM, thép ống + 67% MoM. BSC nhấn mạnh lại về yếu tố mùa vụ: Thông thường, Tháng 12 – Tháng 3 là giai đoạn tích hàng để chuẩn bị cho Tháng 4 xả hàng tiêu thụ. BSC cho rằng đây là yếu tố đột biến, việc các đại lý tích lũy vào Tháng 4, phần nào phản ánh nhu cầu cuối đang cải thiện và tồn kho đại lý đang ở mức thấp.
Thứ hai, biên độ dao động giảm giá thép Việt Nam kể từ T2-T4 đã siết lại hơn khi so với TQ và vẫn giữ ở mức cao hơn vùng đáy của T10.2023, cho thấy sức mua đại lý đang quay trở lại. Do ngành thép Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất, nên, giá thép nội địa thường biến động tương đương hoặc mạnh hơn giá thép thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ Tháng 2 – Tháng 4, BSC nhận thấy giá thép nội địa chỉ giảm 2% và vẫn giữ ở mức cao hơn vùng giá cân bằng – Tháng 10.2023, Tháng 10.2022. Bên cạnh đó, các đợt giảm giá diễn ra tương đối nhỏ lẻ (từ 100 – 200 VNĐ/kg/lần giảm). BSC cho rằng (1) biên độ dao động giảm giá hẹp, đi kèm (2) sản lượng tăng mạnh, cho thấy sức mua đang quay trở lại.
b. Dự án Dung Quất 2 sẽ sớm lấp đầy 85% công suất giai đoạn 1 vào năm 2025 và 90% công suất cả 2 giai đoạn trong năm 2026. Cụ thể, BSC dự báo trong năm 2026, quy mô doanh thu của HPG + 60% và lợi nhuận tăng gấp 2.46 lần so với năm 2024 nhờ dự án Dung Quất 2.
BSC cập nhật lại dự báo của Dự án Dung Quất 2 theo 2 giai đoạn 1 & 2 như sau:
Trong năm 2025, BSC dự báo HPG sẽ ghi nhận doanh thu ~190,000 tỷ VNĐ, LNST – CĐTS ~22,000 – 23,000 tỷ VNĐ. Theo đó, quy mô doanh thu tăng 30% và lợi nhuận tăng 64% so với năm 2024 dựa trên giả định:
Công suất Dung Quất 2- GĐ 1 năm 2025 = 85%, tương ứng sản lượng + 26% YoY.
- Chi phí biến đổi/doanh thu = 75%, tương ứng biên lợi nhuận gộp = 19.4%. Biên lợi nhuận gộp + 4 điểm % nhờ sức mua từ thị trường nội địa phục hồi.
- Lãi suất vay dài hạn =10%/năm. Nợ vay dài hạn tới cuối năm 2025 = 34,400 tỷ VNĐ.
Trong năm 2026, BSC dự báo HPG sẽ ghi nhận doanh thu ~230,000 tỷ VNĐ, LNST – CĐTS~32,000 tỷ VNĐ. Theo đó, quy mô doanh thu tăng 60% và lợi nhuận tăng gấp 2.46 lần so với năm 2024, dựa trên các giả định chính:
- Công suất năm 2026 = 90% tương ứng sản lượng + 26% YoY, +59% so với năm 2024.
- Chi phí biến đổi/doanh thu = 74% (tương đương với giá trị trung bình trong Chu kỳ 20215 – 2020).
- Lãi suất vay dài hạn = 10%/năm. Nợ vay dài hạn tới cuối năm 2026 = 41,400 tỷ VNĐ.
3. ĐỊNH GIÁ TỪ CÁC CTCK
=> Hiện tại HPG đang giao dịch quanh vùng giá 29, thấp hơn so với các vùng định giá từ tháng 01.2024. Gần nhất ta thấy được phần định giá của của BSC liên tục tăng cho HPG, cao nhất mục tiêu 42.000 đồng. tương đương tiềm năng tăng giá 43%
4. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ KHUYẾN NGHỊ