CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau – DCM
1. Yếu tố cơ bản
– KQKD Q1/2024:
Doanh thu urê Q1/2024 tăng 14,6% so với cùng kỳ. Theo sản phẩm chính, doanh thu urê tăng 14,6% so với cùng kỳ đạt 2.516 tỷ đồng, chủ yếu do sản lượng tăng 12% đạt 250.000 tấn trong khi giá bán bình quân tăng nhẹ 2%.Doanh thu NPK giảm nhẹ 6% so với cùng kỳ xuống 65 tỷ đồng trong khi doanh thu mảng thương mại giảm đáng kể 66% so với cùng kỳ xuống 137 tỷ đồng.
Tỷ suất lợi nhuận tăng do giá vốn hàng bán giảm. Lợi nhuận gộp tăng 24,8% so với cùng kỳ đạt 710 tỷ đồng, tương đương tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 25,9%, cao hơn mức 20,8% trong Q1/2023. Kết quả này có được chủ yếu là nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp ở mảng urê tăng. Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng urê tăng lên 30,3% từ 24,6% trong Q1/2023 do chi phí khấu hao giảm xuống. Lưu ý, nhà máy urê của DCM đã hết khấu hao từ Q4/2023, do đó chi phí khấu hao đã giảm khoảng 200 tỷ đồng trong Q1/2024 so với Q1/2023. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận gộp mảng NPK tăng lên 27,7% từ 3,3% và tỷ suất lợi nhuận gộp mảng thương mại cũng cải thiện lên 18,7% từ 2,6% trong Q1/2023 do giá phân bón toàn cầu ổn định hơn trong kỳ.
– Luận điểm đầu tư
+ Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT có thể hỗ trợ thêm cho lợi nhuận: Theo chương trình họp của Quốc hội, việc sửa đổi luật thuế GTGT sẽ được thảo luận tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024 và có thể được bỏ phiếu thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024. Nếu được thông qua, luật thuế GTGT sửa đổi sẽ có hiệu lực kể từ năm 2025. Một trong những sửa đổi trong luật thuế GTGT có thể ảnh hưởng đáng kể đến các nhà sản xuất phân bón là việc chuyển sản phẩm phân bón từ danh mục sản phẩm không chịu thuế sang danh mục chịu thuế suất 5%. Phân bón hiện được xếp vào danh mục sản phẩm không chịu thuế, do đó không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Nếu luật thuế GTGT sửa đổi được thông qua, nghĩa là sản phẩm phân bón bị đánh thuế 5%, thì các nhà sản xuất phân bón có thể kê khai hoàn thuế GTGT đối với khoản thuế VAT 7-10% mà họ phải trả cho nguyên vật liệu đầu vào. Theo báo cáo của HSC ước tính thì số tiền hoàn thuế có thể lên tới 400-500 tỷ đồng mỗi năm cho DCM, và điều này sẽ làm tăng đáng kể lợi nhuận thuần từ năm 2025 trở đi.
=> Do đó, bất kỳ tiến triển nào trong việc sửa đổi luật thuế GTGT trong năm nay đều có khả năng sẽ hỗ trợ tâm lý thị trường.
+ Lạc quan về triển vọng thị trường phân bón. Giá phân bón urê có xu hướng dần hồi phục trong năm 2024 sau khi tạo đáy trong Quý 2/2023 trong bối cảnh nguồn cung trên thế giới tiếp tục bị siết chặt khi Trung Quốc và Nga cùng hạn chế xuất khẩu. Hiệp hội Phân bón Thế giới (IFA) dự báo, tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón trên toàn cầu năm nay tăng khoảng 1.2%, chủ yếu nhờ nhu cầu phân bón tăng ổn định 5 – 7% tại khu vực Nam Á và Mỹ Latinh.
+ Công suất cao hơn và nhà máy urê hết khấu hao sẽ đóng góp vào lợi nhuận:
– Công suất cao hơn nhờ mua lại một nhà máy NPK: Mới đây, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau đã hoàn thành giao dịch mua 100% phần vốn góp tại công ty Phân bón Hàn – Việt (KVF). Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho công ty TNHH một thành viên Phân bón Hàn Việt. KVF hiện có vốn điều lệ gần 2.054 tỷ đồng do Đạm Cà Mau sở hữu 100% vốn. Địa chỉ trụ sở chính tại Khu công nghiệp phường 1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Theo tài liệu của Công ty, Công ty TNHH Phân bón Hàn-Việt (KVF), đơn vị đang sở hữu một nhà máy NPK với công suất 350.000 tấn mỗi năm. Tổng giá trị đầu tư ước tính khoảng 600 tỷ đồng, trong đó 30% được tài trợ bằng vay nợ.
Việc mua lại này dự kiến sẽ đem lại những lợi ích sau:
1) Tăng gấp đôi công suất sản xuất NPK của DCM lên 650.000 tấn.
2) Giúp DCM tận dụng các kênh phân phối của KVF ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung.
3) Giúp DCM tận dụng nhà máy lớn của KVF, nằm trong khu đất rộng 8,78 ha thuộc khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, gần cảng Hiệp Phước. Khu vực này có thể được sử dụng làm kho bãi cho các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu nguyên liệu thô của cả KVF và DCM. Sản lượng tiêu thụ NPK của DCM trong năm 2023 đạt 137.000 tấn (khoảng 40% công suất thiết kế của nhà máy). Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ hiện tại của KVF là khoảng 100.000 tấn mỗi năm (khoảng 28-30% công suất thiết kế của nhà máy).
– Chi phí khấu hao giảm xuống: Nhà máy urê của DCM bắt đầu hoạt động thương mại vào Q4/2012 và phát sinh chi phí khấu hao lớn khoảng 900 tỷ đồng mỗi năm. Công ty đã áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng trong 10 năm. Do đó, nhà máy hết khấu hao từ Q4/2023. Cho năm 2024, theo công ty chứng khoán HSC ước tính rằng, chi phí khấu hao của DCM sẽ giảm đáng kể xuống còn 482 tỷ đồng (từ 1.084 tỷ đồng trong năm 2023 và 2.398 tỷ đồng trong năm 2022). Chi phí khấu hao thấp hơn sẽ giúp giảm đáng kể giá vốn hàng bán, giúp bù đắp tác động tiêu cực của việc giá bán bình quân giảm.
2. Yếu tố kỹ thuật
- Được hỗ trợ bởi MA20 ,50 trong ngắn hạn
- Các đường MA (20, 50, 200) đang hướng lên
- Chart break kháng cự +36 với vol lớn
CHI TIẾT CHIẾN LƯỢC MUA BÁN anh/ chị có thể liên hệ trực tiếp qua số zalo: 0349758466 (MsThêu) or quét mã Zalo dưới đây:
Tiếp đến, bạn cũng có thể