- Giá trị phát hành tăng trở lại trong 6T cuối 2023. Thông tư 08 đã giúp ổn định niềm tin nhà đầu tư và tạm thời nới lỏng một số quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Tổng giá trị phát hành đạt 341 nghìn tỷ đồng trong 2023, tăng 26% từ nền thấp trong 2022.
- Trong 6 tháng cuối năm 2023, lãi suất phát hành trung bình giảm 1,14 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu năm 2023, chủ yếu ở nhóm trái phiếu ngân hàng (giảm 1,66 điểm phần trăm). Trong khi đó, mức lãi suất với ngành BĐS (giảm 0.82 điểm phần trăm) và các ngành khác (tăng 0.38 điểm phần trăm) vẫn neo ở mức cao.
- Do một số nới lỏng về quy định phát hành đã hết hạn cuối tháng 12/2023, giá trị phát hành trong những tháng tới sẽ cho thấy tính bền vững trong đà phục hồi của thị trường TPDN. Trong T1/2024, dư nợ TPDN đã giảm 1.9% so với tháng trước xuống 1.207 nghìn tỷ đồng.
Giá trị phát hành tăng trở lại trong 6 tháng cuối 2023, chủ yếu nhờ nhóm ngân hàng
Giá trị phát hàng tăng trở lại trong 6 tháng cuối 2023. Thông tư 08 ban hành đã giúp củng cố niềm tin nhà đầu tư và tạm thời nới lỏng một số quy định phát hành TPDN. Tổng giá trị phát hành đạt 341 nghìn tỷ đồng trong 2023, tăng 26% từ mức nền thấp trong 2022.
Sau khi NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ từ T3/2023, lãi suất phát hành trung bình trong 6 tháng cuối 2023 đã giảm 1,14 điểm phần trăm so với 6 tháng đầu 2023, chủ yếu ở nhóm ngân hàng (giảm 1,66 điểm phần trăm). Trong khi đó, mức lãi suất với nhóm BĐS (giảm 0.82 điểm phần trăm) và các ngành khác (tăng 0.38 điểm phần trăm) vẫn neo ở mức cao.
Do một số nới lỏng về quy định phát hành (theo Thông tư 08) đã hết hạn cuối T12/2023, giá trị phát hành những tháng tới sẽ cho thấy tính bền vững trong đà phục hồi của thị trường TPDN.
Giá trị mua lại TPDN tiếp tục ở mức cao
Giá trị mua lại TPDN đạt 248 nghìn tỷ đồng trong 2023 (tăng 7,4% so với cùng kỳ), bằng khoảng 73% giá trị phát hành mới. Chúng tôi nhận thấy giá trị mua lại TPDN đã ở mức cao từ 2022, vì những lý do khác nhau. Trong 2022, nguyên nhân chủ yếu là do Thông tư 65 ban hành, bắt buộc các tổ chức phát hành mua lại TPDN đã phát hành sai quy định. Trong 2023, hoạt động mua lại chủ yếu do nhu cầu tái cơ cấu nguồn vốn sang kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp hơn.
Giá trị TPDN chậm trả đã giảm, tuy nhiên một phần nhờ chính sách hỗ trợ
Sau khi Thông tư 08 ban hành, giá trị TPDN chậm trả mới đã giảm, một phần nhờ chính sách cho phép tổ chức phát hành kéo dài kỳ hạn hoặc thanh toán trái phiếu bằng các tài sản phi tiền mặt. Tính đến T1/2024, giá trị TPDN chậm trả lũy kế bằng khoảng 8% tổng dư nợ TPDN.
Cao điểm đáo hạn TPDN đã được lùi sang giai đoạn 2024-2025
Chúng tôi ước tính khoảng 20% giá trị TPDN có ngày đáo hạn ban đầu trong năm 2023 đã được hoãn lại sang 2024 và 2025. Theo lộ trình hiện tại, lượng TPDN trị giá khoảng 276 nghìn tỷ đồng và 300 nghìn tỷ đồng sẽ đáo hạn trong 2024 và 2025, tương đương 22% và 24% tổng dư nợ TPDN cuối năm 2023.
Chính sách hỗ trỡ thúc đẩy thị trường TPDN phục hồi
Giá trị phát hàng tăng trở lại trong 6 tháng cuối 2023. Nghị định 08 ban hành đã giúp củng cố niềm tin nhà đầu tư và tạm thời nới lỏng một số quy định phát hành TPDN. Giá trị TPDN chậm trả đã giảm, tuy nhiên một phần nhờ chính sách hỗ trợ. Do cao điểm đáo hạn TPDN đã chuyển sang giai đoạn 2024-25, các tổ chức phát hành (đặc biệt trong ngành BĐS) có thêm thời gian để cải thiện tình hình tài chính hiện tại.
Quy mô thị trường TPDNN mới chỉ bằng 12% của GDP
Sau khi Nghị định 65 – ban hành vào T9/2022 – áp đặt các điều kiện phát hành nghiêm ngặt hơn, dư nợ TPDN đã giảm đáng kể do (1) lượng phát hành mới giảm và (2) giá trị mua lại tăng (Xem Cập nhật thị trường TPDN: Lãi suất giảm từ đỉnh tháng 4/2023, Tháng 8/2023, HSC).
Từ T5/2023, dư nợ TPDN đã ổn định trở lại ở mức 1.200 nghìn tỷ đồng (Biểu đồ 2), một phần nhờ việc ban hành Nghị định 08 (vào T3/2023) giúp củng cố lại niềm tin nhà đầu tư với thị trường TPDN. Theo đó, các tổ chức phát hành TPDN được phép đàm phán với trái chủ để kéo dài thời gian đáo hạn, thay đổi lãi suất, hay thanh toán nghĩa vụ trái phiếu bằng tài sản phi tiền mặt.
Ngoài ra, Nghị định 08 nới lỏng một số quy định phát hành TPDN trong Nghị định 65 đến hết năm 2023, đó là: (1) cho phép phân phối TPDN phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư không chuyên, (2) cho phép thời gian phân phối vượt quá 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin, và (3) bỏ yêu cầu xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành TPDN trên 500 tỷ đồng hoặc vượt quá 50% dư nợ vốn chủ sở hữu.
Về phương thức, phát hành TPDN riêng lẻ vẫn chiếm ưu thế với trên 90% tổng dư nợ TPDN tại cuối T1/2024 (Biểu đồ 3). Để dần cải thiện vấn đề này, HNX đã triển khai sàn giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ từ ngày T7/2023 nhằm tăng cường tính minh bạch và công bố thông tin của các tổ chức phát hành riêng lẻ.
Nhìn chung, quy mô thị trường TPDN của Việt Nam (12,1% GDP vào cuối năm 2023) vẫn thấp hơn đáng kể so với mục tiêu của Chính phủ là 20% GDP vào năm 2025 (Xem Chiến lược thị trường chứng khoán đến năm 2030, tháng 12 năm 2023, Chính phủ Việt Nam).
Giá trị phát hành mới hồi phục, chủ yếu nhờ nhóm ngân hàng
Giá trị phát hành mới đã hồi phục trong 6 tháng cuối 2023, chủ yếu do tác động của Nghị định 08 (như đã giải thích trước đó). Ngành ngân hàng dẫn đầu về giá trị phát hành mới. Trong khi đó, ngành bất động sản và các ngành khác vẫn có giá trị phát hành ở mức thấp, đặc biệt là so với giai đoạn 2020-2021. Nhìn chung, trong 2023, tổng giá trị TPDN phát hành mới đạt 341 nghìn tỷ đồng, tăng 26% so với mức nền thấp trong 2022 – khi giá trị phát hành mới giảm 64%.
Theo quan điểm của chúng tôi, các ngân hàng tăng phát hành trái phiếu để (1) tăng nguồn vốn lãi suất thấp nhằm hưởng lợi từ chính sách nới lỏng tiền tệ của NHNN và (2) đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn tuân thủ hạn mức 30% từ T10/2023 (so với 34% trong giai đoạn trước). Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, trái phiếu ngân hàng đang hấp dẫn nhà đầu tư hơn nhờ mức rủi ro thấp hơn.
Sau khi NHNN thực hiện nới lỏng tiền tệ kể từ T3/2023, lãi suất phát hành bình quân trong nửa cuối 2023 đã giảm 1,14 điểm phần trăm so với nửa đầu 2023. Điều này chủ yếu do mức lãi suất thấp của nhóm ngân hàng (giảm 1,66 điểm phần trăm), trong khi bất động sản (giảm 0,82 điểm phần trăm) và các ngành khác (tăng 0,38 điểm phần trăm) vẫn chịu lãi suất cao (Biểu đồ 7). Điều này cho thấy nhà đầu tư vẫn thận trọng với trái phiếu phi ngân hàng và yêu cầu lãi suất cao để bù đắp mức rủi ro cao hơn.
Trong thời gian tới, do một số nới lỏng trong điều kiện phát hành TPDN (như đề cập ở phần trước) đã hết hiệu lực vào T12/2023, hoạt động phát hành trong những tháng tới sẽ cho thấy tính bền vững trong sự phục hồi của thị trường TPDN. Trong T1/2024, giá trị phát hành mới đã giảm mạnh, có thể do yếu tố mùa vụ và cần theo dõi thêm.
Chi tiết danh sách các tổ chức phát hành có (1) giá trị phát hành và (2) lãi suất phát hành cao nhất trong ba tháng gần đây có trong Biều đồ 22-25 phần Phụ lục..
Giá trị TPDN mua lại vẫn ở mức cao
Giá trị TPDN mua lại đạt 248 nghìn tỷ đồng trong 2023 (tăng 7,4% so với cùng kỳ), dẫn đầu là ngành ngân hàng (51% tổng giá trị và tăng 33% so với cùng kỳ) và bất động sản (18% tổng giá trị và giảm 31% so với cùng kỳ). Với kết quả này, giá trị TPDN mua lại bằng khoảng 73% giá trị phát hành mới trong 2023.
Giá trị TPDN mua lại đã ở mức cao kể từ 2022 vì những lý do khác nhau. Năm 2022, nguyên nhân chính là việc ban hành Nghị định 65, bắt buộc tổ chức phát hành mua lại trái phiếu vi phạm quy định phát hành. Sang năm 2023, hoạt động mua lại chủ yếu do tổ chức phát hành: (1) cơ cấu lại nguồn vốn sang kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp hơn, và (2) điều chỉnh kế hoạch đầu tư do các dự án bị hoãn hoặc hủy bỏ trong điều kiện kinh tế khó khăn.
Chi tiết danh sách các tổ chức phát hành có giá trị mua lại TPDN cao nhất trong 3 tháng gần đây có trong Biểu đồ 26 phần Phụ lục.
Giá trị trái phiếu chậm trả lũy kế bằng khoảng 8% dư nợ TPDN
Giá trị TPDN chậm trả mới đã giảm từ T3/2023, một phần do tác động của nghị định 08 cho phép tổ chức phát hành điều chỉnh các điều khoản như kéo dài thời gian đáo hạn và cho phép thanh toán bằng tài sản phi tiền mặt. Tính đến T1/2024, giá trị lũy kế của trái phiếu chậm trả bằng khoảng 8% dư nợ trái phiếu (Biểu đồ 11 & 12).
Ngành bất động sản có giá trị trái phiếu chậm trả và sửa đổi điều khoản cao nhất (xem Biểu đồ 13 & 14), cho thấy các doanh nghiệp trong ngành này vẫn đang gặp nhiều khó khăn tài chính. Năm 2023, số công ty bất động sản phải tạm dừng hoạt động tăng 47%, số lượng môi giới cũng giảm 80% (Xem Doanh nghiệp bất động sản còn nhiều khó khăn, Tháng 1/2024, Bộ Xây dựng và Sự dịch chuyển lực lượng môi giới, Tháng 2/2024, Bộ Xây dựng).
Do Nghị định 08 vẫn cho phép tổ chức phát hành thanh toán trái phiếu bằng tài sản phi tiền mặt hoặc kéo dài thời gian đáo hạn sau T12/2023, giá trị trái phiếu có điều khoản sửa đổi có thể tiếp tục tăng.
Chi tiết danh sách các tổ chức phát hành có giá trị trái phiếu chậm trả và sửa đổi điều khoản cao nhất trong 3 tháng gần đây có trong Biểu đồ 29 & 30 phần Phụ lục.
Cao điểm đáo hạn TPDN đã lùi sang giai đoạn 2024-25
Như đã đề cập trước đó, nhiều tổ chức phát hành đã thương lượng để kéo dài kỳ hạn trái phiếu, khiến áp lực đáo hạn giảm đáng kể trong 6 tháng cuối 2023. Chúng tôi ước tính khoảng 20% giá trị TPDN có ngày đáo hạn ban đầu trong năm 2023 đã được hoãn lại sang 2024 và 2025. Do đó, cao điểm đáo hạn TPDN đã lùi sang giai đoạn 2024-25 (Biểu đồ 15, 16).
Theo lộ trình hiện tại, lượng TPDN trị giá khoảng 276 nghìn tỷ đồng và 300 nghìn tỷ đồng sẽ đáo hạn trong 2024 và 2025, tương đương 22% và 24% tổng dư nợ TPDN cuối năm 2023. Ngành bất động sản có giá trị đáo hạn cao nhất trong 2024, chiếm 44% tổng giá trị đáo hạn (Biểu đồ 17).
Thanh khoản thị trường thứ cấp cho TPDN phát hành riêng lẻ đã tăng đáng kể từ thời điểm thành lập
Từ T7/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã giới thiệu sàn giao dịch thứ cấp dành riêng cho TPDN phát hành riêng lẻ, nhằm tăng thanh khoản và nâng cao tính minh bạch cho cơ quan quản lý và nhà đầu tư. Nền tảng này được thiết kế riêng cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp (được các công ty chứng khoán xác minh) để đảm bảo tính tuân thủ trong quy định giao dịch.
Từ thời điểm thành lập, giá trị TPDN niêm yết trên sàn giao dịch của HNX tăng đáng kể. Tính đến hết T1/2024, giá trị TPDN niêm yết đã bằng khoảng 52% tổng dư nợ TPDN (Biểu đồ 18 & 19).
Điều này đã giúp giá trị giao dịch trên sàn TPDN riêng lẻ của HNX tăng đáng kể, vượt mức 3 nghìn tỷ đồng trung bình mỗi ngày trong ba tháng gần đây. Các tổ chức phát hành có giá trị giao dịch cao nhất kể từ khi sàn giao dịch hoạt động là BIDV, VinFast, ACB, Ngân hàng Bảo Việt và Luxury Living Ltd (Biểu đồ 20 & 21).
Nguồn: Research HSC Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Báo cáo này, Bản quyền thuộc về CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), được HSC hoặc một trong các chi nhánh viết và phát hành để phân phối tại Việt Nam và nước ngoài; phục vụ cho các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp là khách hàng của HSC. X-TEAM trích đăng báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. X-TEAM sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.Các báo các khác