Cập nhật Kinh tế vĩ mô – Thương mại tiếp tục hưởng lợi từ căng thẳng Mỹ-Trung

Thương mại duy trì tăng trưởng tháng thứ 3 liên tiếp

Trong tháng 11, KNXK và KNNK tăng trưởng tháng thứ 3 liên tiếp ở mức 6,9% và 4,3% so với cùng kỳ (so với dự báo tăng 4,7% và 6,0% của HSC), chủ yếu nhờ mức nền thấp.

Chỉ số PMI đơn hàng XK mới suy giảm và cần quan sát thêm

Chỉ số PMI đơn hàng XK mới đã trở lại trạng thái suy giảm trong tháng 11 lần đầu tiên kể từ T7/2023. Chúng tôi cho rằng biến động này có thể chỉ là tạm thời và cần được quan sát thêm. Tuy nhiên, nếu xu hướng suy giảm vẫn tiếp diễn, triển vọng XK của Việt Nam sẽ kém khả quan hơn so với hiện tại.

Chúng tôi nâng dự báo KNXK nhưng hạ dự báo KNNK 2023

Trong 2 tháng qua, KNXK đã vượt dự báo của chúng tôi trong khi KNNK lại thấp hơn dự báo. Do vậy, chúng tôi điều chỉnh dự báo KNXK và KNNK cả năm 2023 giảm 4,9% và 9,3% (so với dự báo giảm 5,3% and 8,6% trước đó). Với điều chỉnh này, KNXK và KNNK tháng 12 dự kiến tăng 7,3% so với cùng kỳ (tăng 0,3% so với tháng trước) và 9,0% so với cùng kỳ (tăng 0,5% so với tháng trước), chủ yếu do mức nền thấp.

Triển vọng thương mại hưởng lợi từ căng thẳng Mỹ-Trung

Dù thương mại Việt Nam dự báo suy giảm trong năm 2023, thị phần XK toàn cầu của Việt Nam đã đạt mức cao nhất từ T8/2020. Chúng tôi cho rằng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ tiếp tục giúp Việt Nam gia tăng thị phần XK toàn cầu.

Bản gốc bằng tiếng Anh của báo cáo này được phát hành vào ngày 18/12.

Nâng dự báo KNXK nhưng hạ dự báo KNNK 2023

Thương mại T11 tăng trưởng tháng thứ 3 liên tiếp, chủ yếu do mức nền thấp. Dữ liệu PMI cho thấy chỉ số đơn hàng XK trở lại trạng thái suy giảm, tuy nhiên điều này có thể chỉ là tạm thời và cần quan sát thêm. Dù thương mại cả năm 2023 dự kiến suy giảm, thị phần XK toàn cầu của Việt Nam đã hồi phục mạnh. Chúng tôi cho rằng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ tiếp tục hỗ trợ triển vọng XK của Việt Nam

Các điểm chính trong hoạt động thương mại T11

Thương mại duy trì tăng trưởng tháng thứ 3 liên tiếp

Trong T11, KNXK và KNNK tăng trưởng tháng thứ 3 liên tiếp ở mức 6,9% và 4,3% so với cùng kỳ (so với dự báo tăng 4,7% và 6,0% của HSC), chủ yếu nhờ mức nền thấp (Bảng 2 & 3).

Trong 11 tháng đầu năm 2023, do KNNK (giảm 10,7% so với cùng kỳ) giảm mạnh hơn so với KNXK (giảm 5,8% so với cùng kỳ), Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại ước tính khoảng 25,9 tỷ USD, cao hơn dự báo của HSC (thặng dư thương mại cả năm 2023 đạt 23,3 tỷ USD)

Sản phẩm điện tử tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng thương mại, tuy nhiên khó khăn vẫn tiếp diễn với nhóm hàng dệt may

Trung Quốc (tăng 6% so với cùng kỳ) và Hoa Kỳ (tăng 9,8% so với cùng kỳ) là những thị trường đóng góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 11. XK sang thị trường EU cũng tăng 6% so với cùng kỳ chủ yếu do mức nền thấp. Đây cũng lần đầu từ T7/2023, XK sang EU đạt tăng trưởng dương (Bảng 6-7).

KNXK máy tính & sản phẩm điện tử (tăng 25,2% so với cùng kỳ) vẫn đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng KNXK trong tháng thứ 5 liên tiếp. (Bảng 3). KNXK các sản phẩm nông lâm & thuỷ sản vẫn khả quan, trong đó KNXK rau quả tăng 23,2% so với cùng kỳ và KNXK gạo tăng 38,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, KNXK hàng dệt may (giảm 6% so với cùng kỳ) tiếp tục suy yếu, cho thấy tốc độ phục hồi chậm của nhóm hàng này như chúng tôi đã dự báo (Mời xem: Khó khăn kéo dài trong ngành dệt may có thể làm chậm quá trình phục hồi thương mại, tháng 11/2023, HSC) (Bảng 8-9).

Trong khi đó, động lực tăng trưởng nhập khẩu tiếp tục đến từ nhóm hàng máy tính & sản phẩm điện tử (tăng 53,2% so với cùng kỳ) trong tháng thứ 6 liên tiếp, cho thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với các mặt hàng này. Trong khi đó, KNNK điện thoại các loại giảm 53,2% so với cùng kỳ vẫn là nguyên nhân chính làm giảm tăng trưởng KNNK (Bảng 22 & 23 trong Phụ lục).

Chỉ số PMI đơn hàng XK mới suy giảm và cần quan sát thêm

Dù số liệu thương mại Việt Nam đã liên tục cải thiện trong những tháng gần đây, chỉ số PMI đơn hàng XK mới đã trở lại trạng thái suy giảm trong T11 lần đầu tiên kể từ T7/2023 (Bảng 10). Chúng tôi cho rằng biến động này có thể chỉ là tạm thời và cần được quan sát thêm. Tuy nhiên, nếu xu hướng suy giảm vẫn tiếp diễn, triển vọng XK của Việt Nam sẽ kém khả quan hơn so với hiện tại.

Về mặt tích cực, khảo sát của PMI cho thấy chi phí đầu ra và đầu vào gần đây tiếp tục tăng lên, giúp thúc giá trị thương mại thông qua mức giá XK và NK cao hơn (Bảng 11). Như đã đề cập trong báo cáo trước, tác động giá đã làm sự sụt giảm trong kim ngạch thương mại của Việt Nam trở nên tiêu cực hơn. Tác động giá cũng là một phần nguyên nhân gây ra hiệu ứng mức nền cao trong năm ngoái, đạt đỉnh điểm vào quý 3 và giảm dần vào quý 4 (Xem Thương mại kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong quý 4/2023, tháng 10 năm 2023, HSC).

Dự báo thương mại 2023

Chúng tôi nâng dự báo KNXK nhưng hạ dự báo KNNK 2023

Về tổng thể, hoạt động thương mại không có nhiều khác biệt với kỳ vọng của chúng tôi. Tuy nhiên, trong hai tháng qua, KNXK đã vượt dự báo của chúng tôi trong khi KNNK lại thấp hơn dự báo. Do vậy, chúng tôi điều chỉnh dự báo KNXK và KNNK cả năm 2023 giảm 4,9% và 9,3% (so với dự báo giảm 5,3% and 8,6% trước đó) (Xem Thương mại kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong quý 4/2023, tháng 10 năm 2023, HSC).. Thặng dư thương mại cả năm 2023 theo đó dự kiến ở mức 27,4 tỷ USD (so với dự báo 23,3 tỷ USD trước đó).

Với điều chỉnh này, KNXK và KNNK T12 dự kiến tăng 7,3% so với cùng kỳ (tăng 0,3% so với tháng trước) và 9,0% so với cùng kỳ (tăng 0,5% so với tháng trước), chủ yếu do mức nền thấp (Bảng 12 &13).

Tính chung trong quý 4/2023, XK và NK được dự báo tăng 6,6% và 6,4% so với cùng kỳ (so với mức giảm 2,4% và 5,8% so với cùng kỳ trong quý 3/2023).

Chúng tôi sẽ cập nhật sớm dự báo thương mại năm 2024 và 2025 trong báo cáo Triển vọng Thương mại sắp tới.

Dù hoạt động thương mại dự báo suy giảm trong 2023, thị phần XK của Việt Nam đã hồi phục mạnh

Dù hoạt động thương mại cả năm 2023 của Việt Nam dự kiến suy giảm so với cùng kỳ lần đầu tiên kể từ 2009, thị phần XK toàn cầu của Việt Nam đã hồi phục mạnh kể từ T1/2023. Đáng chú ý, tính đến T8/2023, thị phần XK toàn cầu của Việt Nam đã đạt mức 1,7%, cao nhất kể từ T8/2020. Điều này có thể tạo động lực giúp Việt Nam hồi phục nhanh hơn khi thương mại toàn cầu dự kiến sẽ cải thiện trong năm 2023 (Xem Triển vọng Thương mại Toàn cầu, T10/2023, WTO).

Về tổng thể, thị phần XK toàn cầu của Việt Nam cho thấy khả năng hồi phục tốt hơn so với nhiều nước Châu Á trong năm 2023. Đây là một tín hiệu rất khả quan trong bối cảnh thị phần XK nói chung của Châu Á đã liên tục suy giảm kể từ 2022 do xung hướng thương mại nội vùng ngày càng gia tăng ở Châu Âu và Bắc Mỹ (Bảng 15).

Căng thẳng thương mại leo thang đã khiến cả Mỹ và Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam

Mỹ-Trung từ T1/2018 đã làm thay đổi cục diện thương mại toàn cầu. Khi thuế quan và các lệnh trừng phạt làm tăng chi phí và rủi ro nhập khẩu từ Trung Quốc, nhiều nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã chuyển sang các nước khác, như Mexico, Canada và Việt Nam, để tìm nguồn hàng (Bảng 16).

Trong khi đó, EU có cách tiếp cận trung lập hơn, duy trì mối quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc, và mở rộng giao thương với cả hai bên (Bảng 17). Điều này đã khiến các nước ASEAN như Việt Nam khó tăng đáng kể thị phần trong cơ cấu NK của EU.

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc đã phản ứng bằng cách giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Mỹ và các nước thân Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản, đồng thời tăng cường hợp tác với các đối tác khác như Nga, Ấn Độ và Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng và thị trường xuất khẩu (Bảng 18-19).

Nhìn chung, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã giúp Việt Nam có được lợi thế địa chính trị và trở thành đối tác được cả Mỹ và Trung Quốc hướng đến. Trong các chuyến thăm chính thức gần đây, cả Tổng thống Mỹ và Tổng Bí thư Trung Quốc đều nhấn mạnh mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam (Xem 3 Tháng Sau Chuyến Thăm Của TT Biden, Đến Lượt TBT Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam, T12/2023, The New York Times).

 

 

Nguồn: Research HSC
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Báo cáo này, Bản quyền thuộc về CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), được HSC hoặc một trong các chi nhánh viết và phát hành để phân phối tại Việt Nam và nước ngoài; phục vụ cho các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp là khách hàng của HSC. X-TEAM trích đăng báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. X-TEAM sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.

Sau đó, mời bạn 

MỞ TÀI KHOẢN chứng khoán
Sử dụng dịch vụ: TƯ VẤN CHUYÊN SÂU
Sử dụng dịch vụ: QUẢN LÝ TÀI SẢN

Trả lời