Nhu cầu SUY YẾU nhưng chi phí đầu vào giảm – BMP hưởng lợi?

1. Nhìn lại 9 tháng đầu năm 2023: Nhu cầu yếu làm giảm doanh thu

Theo số liệu trong báo cáo (14/11/23) của HSC về ngành nhựa, nhu cầu tiêu thụ ống nhựa từ thị trường nhà ở đóng góp 70 – 75% tổng nhu cầu tiêu thụ ống nhựa của Việt Nam trong khi 25-30% còn lại từ các dự án đầu tư công.

Cho năm 2023, với tình hình khó khăn trên thị trường BĐS hiện nay, nhu cầu tiêu thụ ống nhựa cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, mục tiêu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (707 nghìn tỷ đồng) – nhằm hoàn thành đường cao tốc Bắc Nam vào năm 2025 bên cạnh một số dự án cơ sở hạ tầng đang được triển khai – sẽ là thị trường chính đối với các công ty ống nhựa.

=>  Sản lượng tiêu thụ ống nhựa ước tính trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 246.691 tấn (giảm 6,6% so với cùng kỳ) với nhu cầu từ thị trường BĐS sụt giảm nhưng được bù đắp từ các dự án đầu tư công.

Cho đến thời điểm hiện tại, Top 3 công ty ống nhựa hàng đầu thị trường bao gồm NTP, BMP và HSG nắm giữ tổng cộng 63,8% thị phần trong 9 tháng đầu năm 2023. Trong đó:

  • NTP và BMP là những công ty lớn nhất trong ngành này, với tổng thị phần trên cả nước đạt 56,0% trong năm 2022, so với 50% trong năm 2020. Trong giai đoạn COVID-19, xu hướng tái cơ cấu ngành đã diễn ra với NTP và BMP tiếp tục gia tăng thị phần nhờ thương hiệu mạnh, mạng lưới phân phối và vị thế tài chính vững chắc.
  • NTP thống trị miền Bắc với 63% thị phần, trong khi BMP chiếm hơn 50% thị phần tại miền Nam.

2. Giá hạt nhựa PVC (Thành phần chiếm % lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm)

Lưu ý rằng giá hạt nhựa PVC thường chiếm hơn 50% tổng chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm của các công ty trong ngành nhựa.  Do đó, biến động giá hạt nhựa PVC sẽ tác động đáng kể tới triển vọng lợi nhuận của các công ty ống nhựa.

Theo báo cáo của HSC,  giá hạt nhựa PVC đã giảm xuống 770 USD/tấn sau khi tăng lên 910 USD/tấn vào tháng 8/2023, tương đương mức giảm 15,5%. Xu hướng này nếu tiếp diễn sẽ là động lực tích cực đối với tỷ suất lợi nhuận và tăng trưởng lợi nhuận của các công ty ống nhựa.

Song song đó, Các công ty ống nhựa ghi nhận kết quả khác nhau dựa trên từng chiến lược bán hàng cụ thể.

  • BMP đang hy sinh thị phần để đẩy mạnh lợi nhuận thuần
  • NTP đang giành thị phần và chấp nhận hy sinh lợi nhuận với lợi nhuận thuần
  • HSG vừa giành được thị phần và cải thiện lợi nhuận thuần nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều so với NTP và BMP.

Chính vì điều đó thì BMP hiện đang là cổ phiếu hàng đầu, hưởng lợi mạnh mẽ nhất, đáng để nhà đầu tư xem xét và tìm hiểu đầu tư trong bối cảnh ngành như trên.

******

Phân tích cổ phiếu BMP – CTCP NHựa Bình Minh

1. Hoạt động kinh doanh chính của BMP: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su. Những sản phẩm chính bao gồm ống nhựa, phụ tùng ống nhựa các loại, keo dán ống, bình phun thuốc trừ sâu và mũ bảo hộ lao động.

2. Kết quả kinh doanh năm

a. Năm 2022 – doanh thu và lợi nhuận cao kỷ luật vượt xa chỉ tiêu năm

  • Tổng doanh thu: 5.825 tỷ đồng (tăng 27,6% YoY), vượt 2,5% kế hoạch năm.
  • Sản lượng tiêu thụ: 97.749 tấn (tăng 5,6% YoY), thấp hơn 3,9% kế hoạch năm.
  • LNST: 694 tỷ đồng (tăng 225% YoY), vượt 55% kế hoạch năm.

b.  KQKD Quý 3.2023: Biên lợi nhuận ròng đạt mức cao kỹ lục

  • Lũy kế 9T23, lợi nhuận ròng tăng 75% YoY lên 785 tỷ đồng, cao hơn mục tiêu lợi nhuận ròng năm tài chính 23 của BMP là 651 tỷ đồng và chiếm 81,3% dự báo lợi nhuận ròng mới nhất của năm tài chính 23.
  • Lũy kế 9T23, doanh thu thuần đạt 3.598 tỷ đồng (giảm 18,2% YoY) nhờ doanh số bán hàng -15,7% so với cùng kỳ năm ngoái và cắt giảm 3,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Và BMP đã hoàn thành 71,3% dự báo doanh thu thuần năm tài chính 23 là 5.045 tỷ đồng.
  • Riêng Q3.2023 lợi nhuận ròng đạt 209 tỷ đồng (tăng 19,2% YoY nhưng giảm 29,1% QoQ), giảm 31% so với quý 2.2023). Tuy nhiên Biên lợi nhuận ròng quý 3.2023 vẫn được đánh giá đạt mức cao kỷ lục 22,5% khi so với các quý gần nhất (2Q23 – 22,0%; 3Q22 – 11,7%).

c. Giải thích biến động trong KQKD của BMP, đến từ các yếu tố sau:

  • Hoạt động giảm sút trên thị trường nhà ở, chiếm phần lớn doanh số bán hàng của BMP.
  • Vị trí các dự án đầu tư công đang hoạt động: Hầu hết các dự án này gần đây nằm ở khu vực miền Bắc và miền Trung Việt Nam, trong khi thị trường chính của BMP là ở miền Nam.
  • Chiến lược giá bán cao cấp của BMP bao gồm việc BMP đã không đưa ra khuyến mãi về giá bán trong Q3.23. Và chỉ triển khai các chương trình khuyến mãi vào tháng 3 và tháng 6 năm nay để hỗ trợ bán hàng với việc bổ sung tỷ lệ chiết khấu 5%.

3. Định giá và khuyến nghị

  • Giá cổ phiếu BMP đã giảm 17,4%. Theo đó, định giá BMP đã hấp dẫn hơn với P/E trượt dự phóng 1 năm là 7,9 lần, thấp hơn so với bình quân 6 năm ở mức 9,6 lần.
  • Chính sách cổ tức đối với BMP với lợi suất cổ tức rất cao (ước tính 11,1-14,6% trong 3 năm tới).
  • BMP đang được định giá rất rẻ và lợi suất cổ tức hấp dẫn. Lo ngại về việc đánh mất thị phần có thể được bù đắp hoàn toàn nhờ định giá rẻ và lợi suất cổ tức hấp dẫn trong bối cảnh thị trường biến động hiện nay.

=> HSC tăng nhẹ 3% giá mục tiêu lên 99.600đ (Tiềm năng tăng giá 26,9%) sau khi nâng dự báo lợi nhuận và chuyển thời điểm định giá sang cuối năm 2024.

Tiếp đến, bạn cũng có thể

Trả lời