Chính sách tiền tệ và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam (Phần 2)

Dự trữ bắt buộc là gì?

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại phải giữ lại một phần tiền gửi không kỳ hạn nhằm đáp ứng yêu cầu dự trữ và nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng (Số tiền này không được phép cho vay kinh doanh).

Dự trữ bắt buộc tác động đến nền kinh tế như thế nào?

Dự trữ bắt buộc có tác động trực tiếp đến cung tiền, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp thì số tiền ngân hàng được cho phép vay và cung cấp ra thị trường với số lượng lớn hơn. Cùng với tác động là số nhân tiền tệ, tức là tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp thì mức độ ngân hàng thương mại làm tăng cung tiền càng nhân lên gấp bội.

Chúng ta có thể theo dõi một ví dụ sau đây: Giả sử ngân hàng A có khách hàng gửi tiền không kỳ hạn là 100 đồng, lúc này cung tiền là 100 đồng. Vì tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1% nên ngân hàng A chỉ được phép cho vay là 99 đồng. Giả sử người đi vay chưa sử dụng ngay mà đi gửi không kỳ hạn tạm thời ở ngân hàng B, lúc này cung tiền tăng thêm 99 đồng, tổng cộng là 199 đồng.  Nếu tỷ lệ dữ trữ bắt buộc là khoảng 1%, ngân hàng B chỉ được phép cho vay 98 đồng. Cứ như vậy, với 100 đồng ban đầu, hệ thống ngân hàng đã giúp tăng cung tiền lên thành nhiều lần hơn.

Tác động của tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc

Như vậy, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1%, giả sử ngân hàng A có người gửi tiền 100 đồng, cung tiền lúc này là 100 đồng . Người đi vay ngân hàng A rút tiền gửi vào ngân hàng B tối đa được 99 đồng, cung tiền lúc này tăng lên là 199 đồng.  Và tiếp tục, ngân hàng C được gửi vào 98 đồng, cung tiền là 297 đồng. Ngân hàng D tăng lượng tiền gửi là 97 đồng, cung tiền là 394 đồng

Còn khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 3% thì cung tiền sẽ giảm còn lần lượt là 197, 291 và  382 đồng. Sự tham gia của càng nhiều ngân hàng và vòng quay tín dụng càng lớn thì cung tiền sẽ càng giảm mạnh và ngược lại, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 2% thì thông qua hệ thống ngân hàng thương mại và kênh tín dụng, cung tiền sẽ tăng lên rất mạnh trong lưu thông

Các loại chính sách

Chính sách tiền tệ gồm 2 dạng: chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tiền tệ mở rộng.

  • Chính sách tiền tệ mở rộng bao gồm các biện pháp như là tăng cung tiền hoặc tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng; giảm lãi suất hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mua trên thị trường mở (OMO) . Mục tiêu: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
  • Chính sách tiền tệ thắt chặt: bao gồm các biện pháp như giảm cung tiền, giảm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng; Tăng lãi suất/ tỷ lệ dự trữ bắt buộc và Bán ở trên thị trường mở OMO. Mục tiêu: kiềm chế lạm phát và bong bóng

Chính sách tiền tệ mở rộng

Chúng ta hãy cùng xem tác động của chính sách tiền tệ mở rộng tới nền kinh tế đó là như thế nào?

Các  tín hiệu của chính sách tiền tệ mở rộng như là giảm lãi suất hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng cung tiền, tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hoặc mua ở trên thị trường mở thì thông qua các kênh này, tiền sẽ chảy đến tiêu dùng sản xuất và thị trường chứng khoán, và kết quả đó là thị trường chứng khoán tăng.

Chính sách tiền tệ thắt chặt

Các tín hiệu như tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm cung tiền, giảm tỷ lệ tăng trưởng và bán ở trên thị trường mở thì thông qua cách này, tiền sẽ rút ra khỏi tiêu dùng, sản xuất và thị trường chứng khoán. Kết quả , hệ quả đó là thị trường chứng khoán giảm.

 

Tiếp đến, bạn cũng có thể

MỞ TÀI KHOẢN chứng khoán
Sử dụng dịch vụ: TƯ VẤN ĐẦU TƯ
Sử dụng dịch vụ: QUẢN LÝ TÀI SẢN

Trả lời